Từ vựng tiếng Anh

Mục Từ vựng tiếng Anh gồm các bài học về từ vựng, cách dùng các cấu trúc tiếng Anh giúp bạn hiểu cặn kẽ chi tiết từng cách dùng của những từ và cấu trúc ngữ pháp một cách dễ hiểu nhất.

Danh sách bài học Từ vựng tiếng Anh

  • Phân biệt Abbreviations & Acronyms

    Abbreviation là dạng viết tắt/ ngắn gọn của một từ hay một cụm từ. Acronym là từ viết tắt của một cụm từ khác được tạo thành bởi những chữ cái đầu (Initials) của các từ

  • Cách dùng Be able to

    Chúng ta thường sử dụng "able" trong cấu trúc "be able + động từ nguyên mẫu có to". Cấu trúc này dùng để chỉ khả năng làm được một việc gì đó, đôi khi có thể sử dụng thay thế cho "can".

  • Phân biệt About và On

    Có thể dùng About và On với nghĩa là “về” hoặc “về vấn đề”, nhưng giữa chúng có sự khác biệt. Chúng ta thường sử dụng "about" khi nói về các chủ đề thông thường, chung chung trong giao tiếp, và dùng "on" khi muốn nói một cuốn sách, một bài phát biểu... viết/nói chuyên sâu về một chủ đề chuyên ngành nào đó.

  • Cách dùng About to

    Mẫu câu: (BE) ABOUT TO + V (nguyên mẫu) dùng để diễn tả hành động sắp xảy ra, ai đó đang chuẩn bị làm gì.

  • Phân biệt Above và Over

    Above và Over đều mang nghĩa là "ở trên, cao hơn, vật này cao hơn vật khác", nhưng chúng có những cách dùng khác nhau.

  • Phân biệt Accept & Agree

    Accept và Agree đều mang nghĩa là chấp nhận, đồng ý, nhưng giữa chúng có những sự khác biệt.

  • Cách dùng According to

    According to somebody/ something = as stated by somebody or as shown in something: mang nghĩa "theo ai đó cho biết/ theo như cái gì đó"

  • Phân biệt Across, Over và Through

    Across chỉ sự chuyển động từ bên này sang bên kia của 1 vật, nhưng trên bề mặt của vật đó. Through chỉ sự chuyển động trong không gian ba chiều, được bao quanh bởi sự vật.

  • Cách dùng Actual và Actually

    Actual là tính từ (adjective) có nghĩa là " thực tế, thực sự". Nó chỉ có thể đứng trước danh từ. Actually là trạng từ/phó từ có nghĩa là "thực tế thì, sự thật là...".

  • Cách dùng Afraid

    Afraid là tính từ (adjective) mang nghĩa "sợ, lo sợ, e ngại". Tuy là một tính từ nhưng Afraid không đứng liền trước danh từ mà thường được theo sau bởi giới từ "of" hoặc "to".

  • Phân biệt Affect và Effect

    Affect là động từ (verb) mang nghĩa "có ảnh hưởng đến /có tác động làm thay đổi ai/cái gì." - Effect là một danh từ (noun) mang nghĩa "sự ảnh hưởng/sự thay đổi". Cấu trúc "have an effect on somebody/something" = affect: có ảnh hưởng đến /có tác động làm thay đổi ai/cái gì.

  • Tính từ và các vị trí thường gặp của tính từ

    Tính từ (Adjectives) là từ dùng để mô tả cho một danh từ hoặc đại từ, nó cung cấp thêm một số thông tin cho danh từ, hoặc giúp làm rõ nghĩa cho danh từ. Hầu hết các tính từ thường được đặt ở 2 vị trí chính trong câu là trước danh từ (noun) và sau các động từ liên kết (Linking verbs).

  • Tính từ và bổ ngữ của tính từ

    Nhiều tính từ có thể có bổ ngữ (complement) theo sau (bổ ngữ là các từ hoặc cụm từ giúp hoàn chỉnh ý nghĩa cho chúng). Có nhiều loại bổ ngữ cho tính từ.

  • Tính từ và trật tự của tính từ

    Khi nhiều tính từ cùng đứng trước một danh từ (hoặc nhiều danh từ đứng trước để bổ nghĩa cho một danh từ khác), chúng thường đứng theo một trật tự nhất định.

  • Tính từ khi đứng sau AS, HOW, SO, TOO

    Thông thường tính từ thường đi sau các mạo từ a/an. Nhưng khi đứng sau các từ AS, HOW, SO, TOO, THIS, THAT mà mang nghĩa "rất, quá", thì tính từ lại đứng trước mạo từ a/ an theo như cấu trúc sau: as/ how/ so/ too/ this/ that + tính từ (adjective) + a/an + danh từ (noun)

  • Cách dùng AND khi câu có nhiều tính từ

    Khi có nhiều hơn 2 tính từ đi liền nhau, đôi khi ta có thể dùng AND trước tính từ đứng sau cùng, đôi khi lại không dùng. Điều này phụ thuộc vào vị trí của chúng trong câu.

  • Các trường hợp lược bỏ danh từ đứng sau tính từ

    Thông thường chúng ta không thể bỏ đi danh từ (noun) đứng đằng sau tính từ (adjective). Tuy nhiên có một vài trường hợp ngoại lệ có thể lược bỏ danh từ đằng sau tính từ.

  • Phát âm đặc biệt của 1 số tính từ tận cùng bằng -ed

    Một số tính từ tận cùng bằng -ed có cách phát âm đặc biệt: âm tiết cuối cùng được đọc là /id/ thay vì /d/ hay /t/.

  • Cách dùng tiểu từ trạng từ (adverb particles)

    Các trạng từ như down, in, up được gọi là tiểu từ trạng từ (adverb particles). Ngoài ra above, about, across, ahead, along, around, round, aside, away, back, before, behind, below, by, down, forward, in, home, near, off, on, out, over, past, through, under, up cũng là tiểu từ trạng từ.

  • Trạng từ và các vị trí của trạng từ (Adverb position)

    Trong một mệnh đề (clause), các loại trạng từ khác nhau thì sẽ có vị trí khác nhau. Bài học này sẽ giới thiệu 1 số quy tắc chung. Các quy tắc sau đây áp dụng cho cả các trạng từ ngắn như here, often... hay các cụm trạng từ như in this house, once every six weeks...

  • Các trạng từ thường đứng đầu câu

    Các loại trạng từ luôn đứng đầu câu gồm có: trạng từ liên kết (như then, next...), trạng từ chỉ quan điểm (fortunately, surprisingly...). Các loại trạng từ có thể đứng ở vị trí đầu câu bao gồm : một số trạng từ chỉ tần xuất (như sometimes, usually..), trạng từ chỉ nơi chốn, trạng từ chỉ thời gian.

  • Các trạng từ thường đứng cuối câu

    Các trạng từ chỉ cách thức (manner), nơi chốn (place) và thời gian (time) thường đứng ở cuối câu và đứng theo đúng trật tự đó (trạng từ chỉ cách thức + thời gian + nơi chốn). Và các trạng từ tần xuất đôi khi cũng có thể đứng cuối câu.

  • Các trạng từ thường đứng giữa câu

    Các trạng từ luôn đứng ở vị trí giữa câu bao gồm trạng từ chỉ mức độ thường xuyên (adverbs of indefinite frequency), trạng từ chỉ mức độ chắc chắn (adverbs of certainty), và trạng từ chỉ mức độ hoàn thành (adverbs of completeness). Các trạng từ có thể đứng ở vị trí giữa câu gồm trạng từ hội tụ (focusing adverbs), một số trạng từ chỉ cách thức (adverbs of manner), trạng từ chỉ đánh giá (adverbs of comments).

  • Vị trí của trạng từ nhấn mạnh (emphasising adverbs)

    Các trạng từ nhấn mạnh thường gặp như very (rất), extremely (vô cùng), terribly (thực sự), just (đúng, chính), almost (hầu như), really (thực sự), right (ngay)... Các trạng từ này đứng trực tiếp ngay phía trước từ mà nó nhấn mạnh.

  • Cách dùng trạng từ chỉ cách thức (adverbs of manner)

    Trạng từ chỉ cách thức được dùng để diễn tả cách thức một hành động được thực hiện như thế nào, chẳng hạn như happily (một cách vui vẻ), terribly (một cách khủng khiếp, thực sự), fast (nhanh chóng), badly (tồi tệ), well (tốt).... Trạng từ chỉ cách thức có thể bổ nghĩa cho động từ (verb), tính từ (adjective), quá khứ phân từ (past participles) , các trạng từ khác (other adverbs) và cụm trạng từ (adverbial phrases.)

  • Các trường hợp hay nhầm lẫn giữa tính từ và trạng từ

    Một số từ kết thúc bằng -ly là tính từ (adjective), chứ không phải trạng từ (adverb). Một vài tính từ và trạng từ có dạng giống nhau. Một vài trạng từ cũng có thể có hai dạng thức (late và lately), một dạng giống như tính từ, và một dạng kết thúc bằng -ly. Chúng thường có nghĩa và cách dùng khác nhau.

  • Cách dùng trạng từ After

    After có thể được dùng trong các cụm trạng từ như shortly after (không lâu sau đó), long after (rất lâu sau đó), a few days after (một vài ngày sau đó)...

  • Cách dùng liên từ After

    Liên từ after dùng để nối 1 mệnh đề này với 1 mệnh đề khác. After và mệnh đề chứa after có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề còn lại.

  • Cách dùng After All

    After all có nghĩa là "hóa ra, rốt cuộc". Khi mang nghĩa này, nó thường đứng cuối câu. After all còn có nghĩa là "dù gì, dù sao đi chăng nữa, sự thật là". Khi mang nghĩa này, nó thường đứng đầu hoặc cuối câu.

  • Cách nói về tuổi tác

    Chúng ta thường nói về tuổi của ai đó bằng cách dùng be + số đếm. Chúng ta cũng có thể dùng be + số đếm + years old (hoặc trang trọng hơn dùng be + số đếm + of age).

  • Cách dùng AGO

    Ago dùng để diễn tả sự việc đã xảy ra trước thời điểm hiện tại được bao lâu, nó thường đi sau cụm từ chỉ khoảng thời gian.

  • Cách dùng Alike

    Alike là một tính từ (adjective) mang nghĩa "giống nhau". Không dùng alike trước danh từ.

  • Cách dùng All

    Dùng All cho ít nhất ba người/vật. All có thể bổ nghĩa cho danh từ và đại từ. All đôi khi có thể sử dụng mà không cần có danh từ đi cùng, khi đó nó mang nghĩa "tất cả, mọi thứ", nhưng chỉ dùng trong một số cấu trúc đặc biệt.

  • Cách dùng All, All of với danh từ và đại từ

    All và All of đều có thể bổ nghĩa cho danh từ và đại từ. Khi đứng trước một danh từ có từ hạn định (determiner) như the, my, this.... thì có thể dùng cả all hoặc all of. All thường được dùng hơn.

  • Cách dùng All với động từ

    Khi dùng All để nói đến chủ ngữ của một mệnh đề, thì all có thể đi liền với động từ và đứng ở giữa câu. All đứng sau các động từ khuyết thiếu và động từ be (is/am/are/was/were), đứng trước các động từ còn lại.

  • Phân biệt All với Everyone/Everybody và Everything

    Chúng ta thường không dùng All đứng 1 mình mà không có danh từ phía sau với nghĩa "tất cả mọi người" (như everybody). All có thể mang nghĩa là "mọi thứ" (như everything), nhưng chỉ dùng trong cấu trúc all (that) + mệnh đề quan hệ (relative clause).

  • Phân biệt All và Every

    All và Every đều có thể được dùng để nói về tổng thể người hoặc vật, hoặc về toàn bộ các thành viên của một nhóm/tổ chức. Nhưng giữa chúng có một số sự khác biệt nhỏ về nghĩa, every thường mang nghĩa là "mọi" (mọi người/vật, tức đều như nhau, không có trường hợp ngoại lệ khác). Hai từ này cũng được sử dụng trong các cấu trúc khác nhau.

  • Phân biệt All và Whole

    All (of) và whole đều có thể được dùng với danh từ số ít để diễn đạt nghĩa "toàn bộ, toàn thể", nhưng chúng có vị trí khác nhau. All (of) + định từ (determiner) + danh từ (noun). Đinh từ (determiner) + whole + danh từ (noun).

  • Phân biệt All right và Alright

    Theo tiêu chuẩn viết là all right. Alright thông dụng hơn, nhưng nhiều người vẫn coi alright không phải là từ đúng, nên tốt nhất chúng ta nên tránh dùng alright trong văn phong trang trọng.

  • Phân biệt Allow, Permit và Let

    Allow và Permit có cách dùng và nghĩa tương tự nhau, tuy nhiên Permit thì trang trọng hơn. Cả 2 từ này đều đứng trước Danh từ (noun) + động từ nguyên thể có to (infinitive). Let là từ ít trang trọng nhất trong ba từ này, theo sau let thường là danh từ (noun) + Động từ nguyên thể không to (infinitive without to).

  • Phân biệt Almost và Nearly, practically

    Cả Almost và Nearly đều được dùng với nghĩa "gần, gần như, suýt" khi nói đến tiến trình hoàn thành việc gì đó, hay khi đo lường, đếm số lượng. Người Mỹ thường dùng almost hơn nearly. Chúng ta còn có thể dùng almost với nghĩa "tương tự, gần giống". Nearly không được dùng với nghĩa này. Practically có thể được sử dụng giống như Almost.

  • Phân biệt Alone, Lonely, Lonesome và Lone

    Alone có nghĩa là "một mình", dùng khi nói đến ai/vật gì bị tách biệt, không có ai/vật gì khác ở xung quanh. Còn Lonely có nghĩa là "cô đơn", là cảm giác không vui khi chỉ có một mình. Trong giao tiếp thân mật, người Mỹ thường dùng lonesome thay cho lonely.

  • Cách dùng Along

    Giới từ along mang nghĩa là "dọc theo, xuyên suốt", được dùng với các danh từ như road (con đường), river (sông), corridor (hành lang), line (hàng, dãy), .... hay các từ chỉ vật có hình dáng thon, dài. Khi nói về những khoảng thời gian, hay những hoạt động nào đó, thì chúng ta thường dùng through (cũng mang nghĩa là dọc theo, xuyên suốt).

  • Cách dùng Also, As well và Too

    Also, as well và too đều có nghĩa là "cũng, nữa", nhưng chúng đứng ở các vị trí khác nhau trong câu. Also thì thường đứng giữa câu cùng với động từ, còn as well và too thì thường đứng ở cuối câu. As well ít được sử dụng trong tiếng Anh Mỹ.

  • Cách dùng Also, As Well, Too và Either trong câu phủ định

    Dùng either với mệnh đề phủ định (negative) + mệnh đề phủ định (negative). Dùng also, as well, too với mệnh đề khẳng định (affirmative) + mệnh đề phủ định (negative).

  • Phân biệt Alternate và Alternative, Alternately và Alternatively

    Alternate (tính từ) và Alternately (trạng từ) thì có nghĩa là "xen kẽ, thay phiên nhau, lần lượt, cách tuần/ngày...". Alternative (tính từ) và Alternatively (trạng từ) thì lại có nghĩa "khác, thay thế, hoặc là..."

  • Phân biệt Although và Though, But và However

    Cả although và though đều được sử dụng như một liên từ và đều có nghĩa "dù, mặc dù". Trong các tình huống giao tiếp thân mật thì though được sử dụng nhiều hơn. 

  • Phân biệt Altogether và All together

    Altogether có nghĩa là "toàn bộ, hoàn toàn, nhìn chung". Altogether cũng mang nghĩa là "tổng cộng, tổng số". All together thì thường được dùng với nghĩa "đồng thời, cùng nhau, nhất trí".

  • Phân biệt tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ

    Tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ khá tương đồng nhau, chỉ có một vài sự khác biệt về ngữ pháp, cách viết từ, từ vựng và thành ngữ. Tiếng Anh-Anh hiện đại chịu nhiều ảnh hưởng từ tiếng Anh-Mỹ, vì thế những khác biệt giữa chúng ngày càng mai một. Tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ đôi khi phát âm khác nhau nhưng hầu hết người Anh và người Mỹ có thể hiểu nhau dễ dàng.

  • Cách dùng And

    And được dùng để nối hai hay nhiều từ hoặc cụm từ tương đồng với nhau về mặt ngữ pháp, ta thường đặt and trước từ/cụm từ đứng cuối cùng.

  • Cách dùng And khi đứng sau Try, Wait, Go...

    Chúng ta thường sử dụng "and" thay cho "to" khi đứng sau try, be sure. Đây là cách nói thân mật hàng ngày. Come and..., go and..., run and..., hurry up and..., stay and... thường được dùng trong giao tiếp thân mật, không trang trọng.

  • Phân biệt Another, Other và Others

    Another có thể dùng với nghĩa "thêm, nữa". Nó được dùng với danh từ đếm được số ít. Another có thể đứng một mình, không cần danh từ đi kèm phía sau, hoặc đứng trước one nếu như nghĩa của nó đã được làm rõ ở phần trước đó. Another và Other còn có nghĩa là "khác".

  • Cách dùng Any

    Any là một từ hạn định. Nó được dùng để chỉ số lượng hoặc một con số không định rõ và được dùng khi không cần biết số lượng cụ thể. Vì có nghĩa rộng và không xác định, any thường được dùng trong câu phủ định và câu hỏi và trong những trường hợp muốn diễn đạt ý nghi ngờ hay phủ định.

  • Phân biệt Any và Every

    Cả any và every có thể được dùng để nói chung chung về tất cả các thành viên trong một nhóm hay tổ chức. Tuy nhiên về nghĩa không hoàn toàn giống nhau. Any nói đến từng thành viên riêng lẻ, mang nghĩa "bất kỳ, bất kể ai/cái gì", còn every nói đến toàn thể các thành viên nói chúng, gần nghĩa với "all".

  • Cách dùng hai trạng từ Any và No

    Any có thể dùng để bổ nghĩa cho trạng từ/tính từ ở dạng so sánh hơn. Dạng này thường gặp trong câu hỏi và câu phủ định, hoặc sau if. Chúng ta có thể dùng any/no trước different.

  • Cách dùng Appear

    Appear có thể được dùng như 1 động từ liên kết với nghĩa "trông như, có vẻ như, dường như". Nó được sử dụng tương tự như động từ seem, nhưng ít dùng hơn, đặc biệt trong giao tiếp thân mật.

  • Phân biệt Arise và Rise.

    Arise có nghĩa là " xuất hiện, xảy ra, nảy sinh". Nó hầu hết được sử dụng với các chủ ngữ là danh từ trừu tượng. Rise thì thường mang nghĩa là "nâng cao, tăng".

  • Cách dùng Around, Round và About

    Ta có thể dùng cả around và round (trong tiếng Anh Mỹ thì luôn dùng around) để miêu tả sự chuyển động thành một hình tròn, đường cong. Chúng ta cũng có thể dùng cả around và round (trong tiếng Anh Mỹ thì luôn dùng around) để miêu tả việc đi đến tất cả hoặc hầu hết các khu vực của một nơi nào đó, hoặc phân phát thứ gì cho tất cả các thành viên trong nhóm. About thường được dùng với nghĩa "khoảng, khoảng chừng, xấp xỉ", around ít được dùng hơn với nghĩa này.

  • Mạo từ (Articles)

    Mạo từ là các từ đứng đầu một cụm danh từ. Mạo từ được chia làm 2 loại: Mạo từ xác định (definite article) “The” và Mạo từ không xác định (indefinite article) a/an. Mạo từ thuộc nhóm các từ hạn định (determiners)

  • Các quy tắc dùng mạo từ cơ bản

    Khi đề cập đến sự việc mà người nghe đã biết đến, ta dùng the trước danh từ. Khi đề cập đến sự việc mà người nghe chưa biết, chúng ta sử dụng a/an hoặc không dùng mạo từ.

  • Cách dùng mạo từ The

    The thường được dùng để chỉ người/vật đã được biết đến. Chúng ta dùng the trước danh từ (danh từ đếm được số ít, danh từ đếm được số nhiều, danh từ không đếm được) khi người nghe/đọc đã biết đến hoặc có thể dễ dàng nhìn thấy người/vật mà chúng ta đang nói đến là người/vật nào.

  • Cách dùng mạo từ A và An

    Chúng ta chỉ dùng a/an với danh từ đếm được số ít, chẳng hạn như a secretary (một người thư ký), an office (một văn phòng), không dùng a salt, an offices. A/an không bổ sung thêm thông tin cho danh từ phía sau nó, a/an chỉ là dạng không nhấn mạnh của từ one (một).

  • Các trường hợp không dùng mạo từ

    Chúng ta không dùng a/an trước danh từ đếm được số nhiều và danh từ không đếm được vì a/an có nghĩa là "một". Khi không dùng mạo từ, ta có thể dùng some hoặc any.

  • Phân biệt some/any và các trường hợp không dùng mạo từ

    Danh từ không đếm được hoặc danh từ đếm được số nhiều có thể đi với any/some hoặc đứng một mình không cần mạo từ. Chúng ta dùng some/any khi nói về số lượng mập mờ có giới hạn nhưng không xác định, khi chúng ta không biết, không quan tâm hoặc không nói rõ cụ thể số lượng đó là bao nhiêu.

  • Cách dùng mạo từ để nói về sự việc chung chung

    Chúng ta thường không dùng the với danh từ không đếm được và danh từ đếm được số nhiều khi nói về người/vật một cách chung chung, chẳng hạn như khi nói về toàn bộ mọi người, tất cả sách hay cuộc sống nói chung. The không mang nghĩa là "tất cả". Khi đó chúng ta không dùng mạo từ.

  • Các trường hợp dễ nhầm lẫn khi dùng mạo từ The

    Trong nhiều trường hợp, khó có thể xác định được có nên dùng mạo từ the hay không. Chẳng hạn như chúng ta không dùng mạo từ trước danh từ đếm được số nhiều và danh từ không đếm được để nói về sự việc một cách chung chung, nhưng lại có thể dùng the khi nói về những sự việc mà người nghe/đọc đã biết đến. Đôi khi cả 2 trường hợp trên xảy ra đồng thời trong cùng 1 câu và khó có thể xác định được chính xác có dùng the hay không. Những sự khác biệt về mặt ngữ pháp trong các trường hợp này thường không rõ ràng, cùng 1 ý có thể được diễn đạt theo cả 2 cách.

  • Mạo từ: Các quy tắc đặc biệt và các trường hợp ngoại lệ

    Trong 1 số cụm cố định chỉ nơi chốn, thời gian, sự di chuyển, ta thường không dùng mạo từ. Ta thường không dùng mạo từ trong các cụm từ kép, đặc biệt khi đứng sau giới từ.

  • Cách dùng As và Though

    As và Though đều có thể được sử dụng trong cấu trúc đặc biệt, đứng sau 1 tính từ (adjective), trạng từ (adverb) hoặc danh từ (noun). Trong cấu trúc này, chúng đều mang nghĩa là "mặc dù, dù" nêu lên sự tương phản. Trong tiếng Anh Mỹ thì thường dùng as, ít dùng though.

  • Phân biệt As, Because, Since và For

    As và since được dùng khi nêu lên lý do mà người nghe/người đọc đã biết đến từ trước, hoặc khi lý do đó không phải là ý quan trọng được nhấn mạnh trong câu. As/Since + mệnh đề (clause) thường đứng đầu câu. Because thường được dùng để nêu lên ý mà được nhấn mạnh trong câu, và thường đưa ra thông tin mới mà người nghe/người đọc chưa hề biết tới.

  • Phân biệt as, when, while

    Chúng ta có thể dùng cả 3 từ as, when, while để diễn tả 1 hành động hoặc sự kiện đang diễn ra thì có một hành động khác xen vào. Mệnh đề chứa as, when, while có thể đứng đầu hoặc cuối câu, nhưng mệnh đề chứa as thường đưa ra thông tin ít quan trọng hơn và thường đứng đầu câu.

  • Cách dùng As if, As though và Like

    As if và as though đều có nghĩa là "như, giống như, như thể", dùng để miêu tả 1 tình huống như thế nào. Chúng đều đề cập đến điều mà chúng ra nghĩa rằng có thể là đúng.

  • Cách dùng as long as

    Sau as long as, ta thường dùng hiện tại đơn để diễn tả hành động trong tương lai. As/so long as thường được dùng để nêu lên điều kiện. Khi đứng trước 1 số đếm, as long as có thể được dùng để nhấn mạnh độ dài/lâu của một vật/sự việc.

  • Cách dùng as such

    Chúng ta có thể dùng not ... as such để diễn đạt một thứ gì đó không hoàn toàn chính xác như ý đã được nêu ra.

  • Cách dùng As usual

    As usual có thể được dùng với nghĩa "như thường lệ, như mọi khi". Lưu ý trong cấu trúc này ta chỉ có thể dùng tính từ usual, không dùng trạng từ usually. As usual có thể đứng đầu hoặc cuối câu.

  • Cách dùng as well as

    As well as có nghĩa tương tự như not only.... but also... (không những... mà còn...). Khi một động từ đứng sau as well as, ta thường dùng dạng V-ing. Nếu trong mệnh đề chính có động từ nguyên thể có to, thì sau as well as có thể dùng động từ nguyên thể không to.

  • Cách dùng Ask

    Ask for: hỏi xin cái gì, yêu cầu ai đưa cái gì Ask : hỏi, yêu cầu

  • Phân biệt At, In và To

    At và in thường được dùng để chỉ vị trí, còn to thường được dùng để chỉ hướng di chuyển. Khi chúng ta đề cập đến mục đích của sự di chuyển trước khi đề cập đến điểm đến, chúng ta thường dùng at/in trước địa điểm này.

  • Giới từ chỉ nơi chốn at, on, in

    At thường được dùng để chỉ vị trí tại 1 điểm nào đó. On được dùng để chỉ vị trí trên 1 đường thẳng (như con đường, hoặc dòng sông), trên bề mặt. In được dùng để chỉ vị trí bên trong khu vực lớn, và trong không gian khép kín.

  • Giới từ chỉ thời gian (at, on, in)

    Về cơ bản, các giới từ chỉ thời gian at, on, in được dùng như sau: at + clock time (giờ), in + part of day (các buổi trong ngày), on + particular day (ngày cụ thể), at + weekend, public holiday (cuối tuần, các ngày lễ lớn), in + longer period (khoảng thời gian dài)

  • Cách dùng at all

    Chúng ta thường dùng at all để nhấn mạnh một ý phủ định. At all có thể được dùng trong câu hỏi, hoặc với những từ bất định như if, ever, any.

  • Phân biệt At first và First

    Chúng ta thường dùng at first với nghĩa "ban đầu, lúc đầu", tức thời điểm bắt đầu một tình huống hay sự kiện nào đó, mục đích để tạo ra sự tương phản với sự thay đổi hay khác biệt diễn ra sau này. At first.... thường đi với but phía sau. Trong các trường hợp khác thì chúng ta dùng first.

  • Trợ động từ (Auxiliary verbs)

    Trong các câu tiếng Anh, nhiều nghĩa quan trọng được diễn đạt bằng các cụm động từ - chẳng hạn như nghĩa nghi vấn, phủ định, thời gian, sự hoàn thành, sự tiếp diễn, sự lặp lại, mong muốn, khả năng, sự bắt buộc. Tuy nhiên, các động từ tiếng Anh thường không có nhiều dạng thức, tối đa là 5 ( như see, sees, seeing, saw, seen), ngoại trừ động từ be. Vì thế, để có thể diễn đạt tất cả các nghĩa trên, các trợ động từ được thêm vào trước các động từ khác. Có 2 nhóm trợ động từ chính.

  • Phân biệt Wake, Waken, Awake, Awaken

    Wake là từ thường gặp nhất trong số 4 từ này. Wake có nghĩa "tỉnh giấc" và "đánh thức" ai đó. Theo sau nó thường dùng giới từ up, đặc biệt khi mang nghĩa "tỉnh giấc". Trong văn chương, waken đôi khi được sử dụng thay cho wake (up). Awake và awaken là những từ mang nghĩa bóng. Chúng có thể được dùng với nghĩa "thức tỉnh", nhưng thường dùng với nghĩa bóng, không nói về giấc ngủ, mà về cảm xúc, nhận thức,...

  • Phân biệt Back và Again

    Back và again có thể được dùng với nghĩa tương tự nhau, nhưng vẫn có vài điểm khác biệt. Khi được dùng với động từ, back có nghĩa "trở lại, lại", diễn đạt ý quay trở lại tình thế ban đầu, di chuyển theo hướng ngược lại so với hướng ban đầu và các nghĩa tương tự. Again khi đi với động từ không có những nghĩa này.

  • Phân biệt Bath và Bathe

    Động từ bath không được dùng trong tiếng Anh Mỹ. Bathe là từ người Mỹ dùng thay cho bath trong tiếng Anh Anh, hoặc có cách dùng thông dụng nữa là take a bath.

  • Dạng tiếp diễn của động từ be

    Cấu trúc với dạng tiếp diễn của động từ be như sau: I am being/ you are being... + tính từ/danh từ. Chúng ta có thể dùng cấu trúc này để diễn đạt các hoạt động, hành vi, nhưng không dùng để nói về cảm xúc.

  • Be khi đi với trợ động từ Do

    Thông thường động từ BE thường không đi cùng với trợ động từ DO. Tuy nhiên DO có thể được dùng với BE trong câu mệnh lệnh dạng phủ định, khi ta muốn ai đó không làm gì.

  • Cách dùng cấu trúc Be + to infinitive

    Chúng ta thường dùng cấu trúc Be + to infinitive trong văn phong trang trọng để nói về những dự định, kế hoạch chính thức. Cấu trúc này cũng được dùng để nói về những hành động được an bài, theo định mệnh là sẽ xảy ra trong tương lai. Cấu trúc này thường được dùng với mệnh đề IF khi mệnh đề chính diễn đạt một câu điều kiện: Một điều phải xảy ra trước nếu muốn một điều khác xảy ra. (Nếu muốn... thì phải..) Chúng ta cũng dùng cấu trúc này để đưa ra mệnh lệnh, thường dùng khi cha mẹ nói với con cái.

  • Phân biệt Be và Have

    Để diễn tả sự đói, khát, nóng, lạnh và các tình trạng thể chất khác, chúng ta thường dùng be (hoặc feel) + tính từ (adjective), không dùng dùng have + danh từ (noun).

  • Phân biệt Beat và Win

    Ta dùng win (in) a game/race/battle/an argument... với ý nghĩa là "thắng" trong một trò chơi, một cuộc đua, một trận chiến, một cuộc tranh luận, hay win a prize/money với nghĩa "đạt được giải thưởng/tiền thưởng". Ta dùng beat khi muốn nói ta thắng/đánh bại được đối thủ của mình trong một trò chơi, một cuộc đua, một trận chiến, một cuộc tranh luận.

  • Cách dùng Because

    Because là liên từ, nó luôn đứng đầu mệnh đề trước chủ ngữ + động từ (subject + verb). Because of là giới từ kép, nó đứng trước danh từ (noun) hoặc đại từ (pronoun). Because và mệnh đề sau nó có thể đứng trước hoặc đứng sau mệnh đề chính.

  • Cách dùng Been

    Been thường được dùng như quá khứ phân từ của come và go.

  • Cách dùng trạng từ Before

    Chúng ta có thể dùng before với nghĩa "trước đây". Trong tiếng Anh Anh nó thường được dùng với thì hiện tại hoàn thành. Before cũng có thể mang nghĩa "trước đó", tức trước một thời điểm nào đó được nhắc đến trong quá khứ. Trong trường hợp này ta dùng nó với thì quá khứ hoàn thành.

  • Cách dùng liên từ Before

    Before là liên từ dùng để nối 1 mệnh đề này với 1 mệnh đề khác. Với mệnh đề chứa before, ta thường chia động từ ở thì hiện tại đơn khi nói về hành động ở tương lai. Ta cũng thường dùng thì hiện tại hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành trong mệnh đề chứa before khi muốn nhấn mạnh ý "hoàn thành" của hành động.

  • Phân biệt giới từ Before và In front of

    Giới từ before thường dùng khi nói về thời gian, còn giới từ in front of thường dùng khi nói về vị trí, nơi chốn.

  • Phân biệt Begin và Start

    Begin và start đều có nghĩa là bắt đầu. Chúng ta thường dùng begin trong những tình huống trang trọng hơn.

  • Phân biệt Below, Under, Underneath và Beneath

    Dùng below, under khi nói đến vị trí thấp hơn so với vật khác. Dùng below khi nói đến vị trí không nằm ngay/trực tiếp bên dưới vật khác. Ta thường dùng under khi muốn nói một vật được che phủ hay ẩn bên dưới một vật khác và chúng tiếp xúc với nhau. Ta có thể dùng below trong các phép đo lường về nhiệt độ, chiều cao và một số trường hợp khác.

  • Phân biệt Beside và Besides

    Beside là một giới từ, nó mang nghĩa "ở bên, kế bên, bên cạnh". Besides có thể được dùng như as well as khi mang nghĩa "cũng như, ngoài ra", khi chúng ta muốn bổ sung thêm thông tin mới ngoài thông tin đã được biết tới. Besides cũng có thể được dùng như một từ nối (discourse marker) trong câu, mang nghĩa "hơn nữa, ngoài ra, bên cạnh đó".

  • Phân biệt Besides, Except và Apart from

    'Besides' thường dùng để diễn đạt sự bổ sung, giống như 'with' hay 'plus'. 'Except' thì lại mang nghĩa loại trừ, giống như 'without' hay 'minus'. 'Apart from' thì có thể dùng trong cả 2 trường hợp trên.

  • Cách dùng động từ Bet

    Trong giao tiếp thân mật, I bet (you)... có thể dùng để diễn đạt ý "tôi đoán rằng, tôi cá rằng". Chúng ta có thể không cần dùng 'that' sau cụm trên. Sau I bet (you)... chúng ta thường dùng thì hiện tại khi đề cập đến hành động trong tương lai.

  • Cách dùng Better

    Khi better mang nghĩa "khỏe lại" (sau khi ốm dậy), nó có thể kết hợp với trạng từ completely hoặc quite (khác so với nhiều tính từ khác). Chúng ta thường không dùng better để sửa lỗi hay đính chính thông tin, thay vào đó ta dùng rather.

  • Phân biệt Between và Among

    Khi chúng ta muốn diễn đạt 1 thứ gì đó ở giữa 2 người, 2 vật hoặc 2 nhóm thì chúng ta sử dụng between. Between cũng thường được dùng để nói về khoảng cách hoặc khoảng thời gian. Chúng ta dùng between khi muốn diễn đạt ai hay vật gì đó ở giữa những nhóm người/vật khác tách biệt nhau hoàn toàn, và dùng among khi muốn diễn đạt ai hay cái gì ở giữa 1 nhóm, 1 đám đông không tách biệt.

  • Phân biệt Big, Large và Great

    Với các danh từ cụ thể chỉ những vật mà ta có thể thấy, sờ, nắm được thì thường dùng big hoặc large. Trong giao tiếp thân mật thường dùng big hơn. Great thường không được dùng để nói về kích cỡ, trong giao tiếp thân mật, great thường được dùng với nghĩa "tuyệt vời" khi đi với danh từ cụ thể.

  • Cách dùng A bit

    A bit thường được dùng như 1 trạng từ với nghĩa tương tự như a little (1 ít, 1 chút).  A bit of a có thể được dùng trước 1 số danh từ trong giao tiếp thân mật, nó có nghĩa tương tự như rather a (hơi, khá).  Not a bit dùng trong trong giao tiếp thân mật có nghĩa tương tự như "not at all" (không hề, không chút nào).

  • Phân biệt Born và Borne

    Khi nói về việc được sinh ra, ta dùng dạng bị động be + born. Khi đưa ra thông tin về nơi sinh, ngày sinh, ta thường dùng thì quá khứ đơn : was/were born. Động từ bear ( quá khứ là bore, phân từ quá khứ là borne) thường được dùng để diễn đạt sự chịu đựng, chấp nhận những trải nghiệm khó khăn. Nó thường được dùng trong cụm can't bear (không thể chịu được).

  • Phân biệt Borrow và Lend

    Borrow mang nghĩa là "đi mượn". Ta dùng borrow khi nói đi mượn một thứ gì đó từ người khác theo cấu trúc borrow something from somebody. Lend (trong tiếng Anh Mỹ dùng loan) thì mang nghĩa là "cho mượn". Khi muốn nói cho ai mượn cái gì ta dùng theo cấu trúc lend something to somebody hoặc lend somebody something.

  • Cách dùng Both

    Both có nghĩa là "cả hai". Khi đứng trước 1 danh từ có kèm từ hạn định ( như the, my, these...), ta có thể dùng cả both và both of.

  • Cách dùng both... and...

    Ta thường dùng cấu trúc này dạng cân bằng, vì vậy sau both và and ta thường dùng những từ/cụm từ cùng loại. Both không thể đứng đầu câu trong cấu trúc both...and...  Ví dụ:

  • Phân biệt Bring và Take

    Chúng ta thường dùng bring khi hướng của hành động là về phía người nói hoặc người nghe, và dùng take khi hướng của hành động là đến các vị trí khác.

  • Phân biệt Bring up và Educate

    Bring up (danh từ là upbringing) chủ yếu được dùng để nói về sự giáo dục đạo đức, xã hội mà cha mẹ dạy trẻ ở nhà, còn educate (danh từ là education) được dùng để chỉ sự dạy dỗ liên quan đến các hoạt động trí não, văn hóa ở trường.

  • Phân biệt Britain, the United Kingdom, the British Isles và England

    (Great) Britain thường được dùng để chỉ đảo Anh bao gồm England, Scotland và xứ Wales. British được dùng để chỉ người của cả 3 quốc gia này. Great Britain và Bắc Ireland hợp lại thành Vương Quốc Anh (the United Kingdom), 1 số người cũng dùng Britain để chỉ liên hợp này.

  • Phân biệt Broad và Wide

    Khi nói về khoảng cách địa lý từ bên này sang phía bên kia, ta thường dùng wide. Broad có thể để dùng để chỉ khoảng cách địa lý, đặc biệt khi dùng để miêu tả trong văn phong trang trọng.

  • Cách dùng giới từ But 

    Chúng ta dùng but với nghĩa là "ngoại trừ" khi đứng sau all, none, every, any, no, everything, everybody, nothing, nobody, anywhere... But for... được dùng với nghĩa "nếu không có, nếu không nhờ..."

  • Cách dùng By khi nói về thời gian

    By có thể được dùng với nghĩa "muộn nhất là" (not later than). By cũng có thể dùng để diễn đạt quá trình xảy tra trước 1 thời điểm nào đó.

  • Phân biệt By và Near

    By có nghĩa là "ngay bên cạnh",  by diễn tả vị trí gần hơn so với near.

  • Phân biệt By và With

    Chúng ta dùng by để nói về hành động - những gì chúng ta làm để đạt được mục đích, còn dùng with để nói về công cụ - những gì chúng ta dùng để đạt được mục đích. 

  • Cách dùng nội động từ Call

    Call khi không có tân ngữ đi kèm thì có thể có nghĩa "gọi điện" hoặc "ghé thăm" ai.

  • Sơ lược về Can và Could

    Can và Could là các động từ khuyết thiếu. Can và Could đều có thể dùng để nói về khả năng, dùng khi yêu cầu, cho phép, gợi ý .

  • Cách dùng Can và Could khi nói đến khả năng

    Chúng ta dùng can để nói về những gì mà người nào đó hay việc nào đó có khả năng làm được (hoặc không làm được) việc gì nhờ vốn hiểu biết, kỹ năng, năng lực mà họ có. Be able to có thể dùng với nghĩa tương tự, đặc biệt khi nói về khả năng của con người.

  • Các trường hợp dễ nhầm lẫn khi dùng Can và Could nói về khả năng

    Chúng ta có thể dùng can để nói về những hành động mà chúng ta có thể làm trong tương lai dựa trên năng lực, khả năng, hoàn cảnh và quyết định ở hiện tại. Trong các trường hợp khác, chúng ta thường dùng will be able to.

  • Cách dùng Can và Could trong các trường hợp đưa ra yêu cầu, xin phép

    Chúng ta thường dùng can khi xin phép hoặc cho phép ai đó làm gì. Chúng ta cũng có thể dùng could khi xin phép, cách dùng này lịch sự hơn và trang trọng hơn so với dùng can. Tuy nhiên chúng ta không dùng could khi cho phép hoặc từ chối không cho ai làm gì.

  • Can và Could khi đi với các động từ tri giác

    Khi trong câu có các động từ chỉ sự cảm nhận (tiếp nhận thông tin qua tai, mắt, mũi...) chúng ta thường không dùng dạng tiếp diễn. Khi nói về hành động nghe thấy, nhìn thấy, ngửi thấy.... trong 1 hoàn cảnh cụ thể, chúng ra thường dùng can hear, can see, can smell... (đặc biệt trong tiếng Anh Anh).

  • Cách dùng Can't help

    Khi ta nói can't/ cannot help doing something, có nghĩa là ta không thể ngăn bản thân mình làm gì dù rằng có thể chúng ta không hề muốn làm việc đó.

  • Phân biệt Take care (of), Care (about) và Care for

    Take care of thường được dùng với nghĩa "chăm sóc" hoặc "chịu trách nhiệm/đảm nhiệm". Take care (khi không có giới từ of) thì mang nghĩa "bảo trọng/cẩn thận". Care (about) thường được dùng để nói về những điều mà bạn cảm thấy quan trọng, với nghĩa "quan tâm đến". Cụm này thường được dùng phổ biến trong câu nghi vấn. Dùng about khi phía sau có tân ngữ và lược bỏ about khi sau đó là liên từ. Care for có thể được dùng với nghĩa "chăm sóc/ chăm nom".

  • Phân biệt become, get, go, grow... khi nói đến sự thay đổi

    Các động từ become, get, go, grow đều có nghĩa tương tự nhau như khi nói đến sự thay đổi. Sự khác biệt giữa chúng khá phức tạp, một phần dựa vào ngữ pháp, một phần dựa vào nghĩa câu và thói quen sử dụng để phân biệt chúng.

  • Phân biệt City và Town

    City (thành phố) được sử dụng chính xác là để chỉ một thị trấn mà được ban cấp bậc là thành phố bởi Vua hoặc Nữ Hoàng (ở Anh) hoặc cơ quan nhà nước (ở các nước nói tiếng Anh khác). 

  • Cách dùng câu chẻ (cleft sentences)

    Chúng ta có thể nhấn mạnh những từ hoặc cụm từ cụ thể nào đó bằng cách đặt tất cả các thành phần khác trong câu vào mệnh đề quan hệ chỉ trừ những từ hoặc cụm từ mà ta muốn nhấn mạnh, điều này khiến chúng được chú ý hơn. Những cấu trúc như vậy được gọi là câu chẻ (cleft sentences). Chúng rất hữu dụng trong văn viết (vì trong văn viết không thể dựa vào ngữ điệu để xác định phần được nhấn mạnh), trong văn nói chúng cũng được dùng phổ biến.

  • Câu chẻ với chủ ngữ giả It

    Chúng ta dùng chủ ngữ giả it trong câu chẻ dạng này. Những từ được nhấn mạnh thường được nối với mệnh đề quan hệ bằng từ that.

  • Phân biệt Close và Shut

    Close /kləʊz/ và shut /ʃʌt/ đều có nghĩa là "đóng, khép". Ta có thể dùng shut, không dùng close khi muốn diễn đạt việc cất cái gì ở bên trong cái gì hoặc ngăn không cho ai vào nơi nào.

  • Phân biệt Cloth và Clothes

    Cloth /klɒθ/ là nguyên liệu được làm từ len hoặc cotton được dùng để may quần áo (clothes), rèm, chăn, nệm... Cloths /kləʊðz/ là những thứ mà chúng ta mặc như váy, quần, áo...

  • Phân biệt Come và Go

    Ta dùng come để chỉ sự di chuyển đến vị trí mà người nói hoặc người nghe đang ở. Dùng go khi nói đến sự di chuyển đến những nơi khác.

  • Các cấu trúc so sánh

    Khi chúng ta muốn nói những người, vật, sự việc, hành động nào tương tự nhau, chúng ta có thể dùng as hoặc like, so/neither do I, các cấu trúc tương tự khác hoặc sử dụng các trạng từ như too, also, as well. Khi muốn nói những người, vật, sự việc, hành động nào hoàn toàn giống nhau, chúng ta có thể dùng the same as.

  • So sánh ngang bằng 

    Ta dùng as... as ... khi muốn nói ai/cái gì ngang bằng nhau về mặt nào đó. Sau not, chúng ta có thể dùng so... as... thay cho as... as... Ta có thể dùng as much/many ... as... khi diễn tả sự so sánh ngang bằng về số lượng.

  • So sánh hơn và so sánh hơn nhất của tính từ

    Thông thường các tính từ một âm tiết đều có dạng thức so sánh hơn và so sánh hơn nhất tận cùng bằng -er, -est. Một số tính từ hai âm tiết cũng có dạng thức tương tự. Các tính từ 2 âm tiết còn lại và các tính từ có từ 3 âm tiết trở lên thì thêm more và most.

  • So sánh hơn và so sánh hơn nhất với trạng từ

    Hầu hết các trạng từ ở dạng so sánh hơn và so sánh hơn nhất đều được thành lập bằng cách thêm more, most.

  • Các trường hợp sử dụng so sánh hơn và so sánh hơn nhất

    Chúng ta dùng so sánh hơn để so sánh 1 người/vật/việc với 1 người/vật/việc khác, còn dùng so sánh hơn nhất để so sánh 1 người/vật/việc với 1 nhóm/tổ chức mà người được so sánh nằm trong đó.

  • Cách dùng Far, Much với so sánh hơn và so sánh hơn nhất

    Ta không dùng very trong so sánh hơn, thay vào đó ta có thể dùng much, far, very much, a lot (trong giao tiếp thân mật), lots (trong văn phong trang trọng), any, no, rather, a little, a bit (trong giao tiếp thân mật), và even.

  • Các cấu trúc nâng cao trong các dạng so sánh

    So sánh hơn có thể được dùng để diễn tả nghĩa tương đối, trên mức trung bình, để đưa ra những sự lựa chọn ít rõ ràng, cụ thể hơn so với so sánh hơn nhất.

  • Phân biệt Continual và Continuous

    Continual/Continually thường được dùng để diễn tả những hành động lặp đi lặp lại, gây khó chịu. Continuous/Continuously được dùng để diễn tả những sự việc kéo dài liên tục không ngừng.

  • Các dạng rút gọn (contractions)

    Các từ như I've, don't được gọi là dạng rút gọn. Có 2 dạng rút gọn: - Dạng 1: danh từ/đại từ + trợ động từ, - Dạng 2: Trợ động từ + not

  • Cách dùng Contrary

    On the contrary thường được dùng để đính chính - để cho biết những gì vừa nói hoặc gợi ý trước đó là không đúng. Nếu chúng ta muốn nêu lên "mặt khác" của một vấn đề, ta dùng on the other hand.

  • Cách dùng Control

    Nhìn chung, control mang nghĩa như manage (quản lý, kiểm soát) và direct (điều khiển), không mang nghĩa như check (kiểm tra) hay inspect (điều tra).

  • Danh từ đếm được và không đếm được

    Danh từ đếm được là danh từ chỉ tên của người/vật/việc riêng lẻ mà có thể đếm được. Chúng ta có thể dùng số đếm và mạo từ a/an trước các danh từ đếm được, chúng cũng có các dạng thức số nhiều. Danh từ không đếm được là danh từ chỉ vật liệu, chất lỏng, những khái niệm trừu tượng, các nhóm/tập hợp, và những thứ khác mà chúng ta không thể nhìn thấy riêng rẽ từng cái, không phân chia được.

  • Danh từ đếm được và không đếm được - các trường hợp nâng cao

    Các danh từ cụ thể đếm được ở dạng số ít đôi khi có thể được dùng như danh từ không đếm được (dùng với much, enough, plenty of, a lot of) để diễn tả số lượng. Một số danh từ trừu tượng đếm được có thể được dùng như danh từ không đếm được khi đứng sau little, much, và các từ hạn định khác. Các danh từ trừu tượng thường gặp là : difference, point, reason, idea, change, difficulty, chance, question...

  • Cách dùng Country

    Khi là danh từ đếm được, country mang nghĩa "quốc gia, đất nước". Khi là danh từ không đếm được, country mang nghĩa "nông thôn".

  • Cách dùng Dare

    Dare ít được dùng trong câu khẳng định định mà thường được dùng phổ biến trong câu phủ định. Theo sau nó có thể là động từ nguyên thể có to hoặc không có to.

  • Cách nói ngày tháng năm

    Trong tiếng Anh Anh, cách phổ biến nhất để viết ngày tháng như sau: (Lưu ý luôn viết hoa chữ cái đầu trong tên tháng). 30 March 2004 (Ngày 30 tháng Ba năm 2004), 27 July 2003 (Ngày 27 tháng Bảy năm 2003)

  • Phân biệt Dead, Died, và Death

    Dead là tính từ. Died là dạng quá khứ đơn và phân từ quá khứ của động từ die. Death là danh từ, mang nghĩa "cái chết, sự chết chóc".

  • Cách dùng các từ hạn định (determiners)

    Từ hạn định là các từ như the, a, my, this, some, either, every, enough, several... Từ hạn định đứng trước danh từ, nhưng không phải là tính từ.

  • Cách dùng different

    Different gần giống như 1 tính từ dạng so sánh hơn, không giống như tính từ thông thường khác, nó có thể được bổ nghĩa bởi any, no, (a) little và not much.

  • Động từ tường thuật và vị trí của chúng trong câu

    Khi ta thuật lại lời nói hay quan điểm của người khác, ta thường dùng động từ say và think. Chúng có thể đứng trước một câu hoặc đứng giữa các mệnh đề, hoặc sau các từ nối. Trong các cuốn tiểu thuyết hay trong những câu chuyện ngắn thì có rất nhiều động từ tường thuật khác nhau được sử dụng, chẳng hạn như ask (hỏi, yêu cầu), explain (giải thích), suggest (gợi ý), reply (đáp lại), reflect (suy ngẫm), suppose (cho rằng), grunt (càu nhàu), snarl (cằn nhằn), hiss (rít lên), whisper (thì thầm). Và các động từ tường thuật này thường được đặt trước chủ từ.

  • Cách dùng các từ nối trong giao tiếp (discourse markers)

    Discourse (cuộc hội thoại/đàm luận) là đơn vị ngôn ngữ dài hơn 1 câu. Một số từ và cụm từ được dùng để hình thành lên các cuộc hội thoại. Chúng có thể thể hiện mối tương quan giữa những gì người nói đang nói với những gì đã được nói đến trước kia hoặc những gì sắp được nói đến, chúng có thể giúp bố cục của các câu đàm luận rõ ràng hơn, có thể cho thấy suy nghĩ của người nói về những gì người đó đang nói hoặc những gì người khác đã nói. Có rất nhiều những từ nối như vậy, và không thể liệt kê được hết chúng. Có một số từ nối chỉ được dùng chủ yếu trong giao tiếp và văn viết thân mật, có những từ lại chỉ dùng trong văn phong trang trọng. Lưu ý rằng những từ nối thường đứng đầu câu.

  • Cách dùng Do

    Do có 3 cách dùng chính: dùng như trợ động từ, dùng như động từ thường và dùng như động từ thay thế.

  • Cách dùng trợ động từ Do

    Chúng ta dùng do để tạo câu hỏi, câu phủ định cùng với các động từ thường, nhưng do không đi cùng với các trợ động từ khác.

  • Hiện tượng tỉnh lược trong tiếng Anh (ellipsis)

    Chúng ta thường lược bỏ từ/cụm từ để tránh lặp lại từ/cụm từ đó khi câu đã rõ nghĩa. Đây được gọi là hiện tượng tỉnh lược (ellipsis).

  • Phân biệt Do và Make

    Chúng ta dùng do khi không muốn nói cụ thể hành động mà chúng ta nói đến là hành động gì, chẳng hạn như khi đi với các từ như thing, something, nothing, anything, what. Chúng ta thường dùng make để nói về các hoạt động xây dựng, tạo ra thứ gì mới.

  • Cách dùng do như một động từ thay thế

    Do có thể đứng một mình sau trợ động từ như 1 động từ thay thế trong tiếng Anh Anh (không dùng trong Anh Mỹ).

  • Cách dùng Do so/it/that

    Cụm Do so thường được dùng để tránh lặp lại động từ và tân ngữ/bổ ngữ. Cách dùng này khá trang trọng. Do it và do that cũng có thể được dùng thay cho do so. Ta thường dùng do so để đề cập đến cùng 1 hành động của cùng chủ ngữ đã được đề cập đến trước đó. Còn trong các trường hợp khác thì ta dùng do it/that hoặc chỉ do đứng 1 mình.

  • Cách dùng Doubt

    Các mệnh đề đứng sau động từ doubt có thể bắt đầu bằng whether, if, hoặc that. Trong giao tiếp thân mật thì thường không sử dụng liên từ.

  • Cách dùng Dress

    Dress là danh từ đếm được, nó có nghĩa là "váy" (váy liền toàn thân của phụ nữ). Động từ dress có thể dùng với nghĩa "mặc quần áo" (tự mặc hoặc mặc cho người khác). Undress thì có nghĩa là "cởi quần áo".

  • Cách dùng Drown

    Cả dạng chủ động và bị động của drown thường được dùng khi nói về hành động "chìm, đuối nước".

  • Phân biệt Due to và Owing to

    Due to và owing to đều có nghĩa tương như như because of (vì, bởi vì). Due to được dùng phổ biến hơn so với owing to. Các cụm bắt đầu bằng due to/owing to thường được ngăn cách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy.

  • Phân biệt During và For

    During được dùng để diễn tả hành động xảy ra vào khi nào, còn for được dùng để diễn tả hành động xảy ra trong bao lâu.

  • Phân biệt During và In

    Chúng ta dùng cả during và in để diễn tả hành động xảy ra vào thời gian nào. Chúng ta dùng during khi muốn nhấn mạnh rằng hành động xảy ra suốt 1 khoảng thời gian nào đó.

  • Cách dùng Each

    Each là từ hạn định. Ta dùng nó trước một danh từ số ít. Ta dùng each of trước 1 đại từ số nhiều hoặc trước 1 từ hạn định (như the, my, these) + danh từ số nhiều.

  • Phân biệt Each và Every

    Each và every đều dùng với danh từ số ít. Each được dùng để nói đến từ 2 người/vật trở lên còn every được dùng để nói đến từ 3 người/vật trở lên. Ta thường dùng each khi đề cập đến từng người/vật một cách riêng lẻ. Còn every được dùng phổ biến hơn khi đề cập đến người/vật như 1 tập thể chung, thống nhất (every gần nghĩa với all hơn). 

  • Cách dùng Each other và One another

    Each other đồng nghĩa với one another. Each other được dùng phổ biến hơn so với one another, đặc biệt trong giao tiếp thân mật.

  • Phân biệt East và Eastern, North và Northern...

    Chúng ta thường dùng eastern, northern... khi nói về những vùng rộng lớn, không rõ ràng, và dùng east, north ... để nói về những địa danh đã xác định (như tên tỉnh, nước, bang...).

  • Phân biệt Efficient và Effective

    Khi dùng efficient để nói về người/vật, thì tức là người đó làm việc có hiệu quả, năng suất, không lãng phí thời gian, năng lượng. Khi dùng effective để nói về việc gì đó, thì tức là việc đó có hiệu quả tốt, giải quyết được vấn đề, mang lại kết quả tốt.

  • Cách dùng Either

    Ta dùng either với danh từ số ít để chỉ cái này/người này hoặc cái kia/người kia.

  • Cách dùng Either ... or

    Ta dùng either ... or để nói về sự lựa chọn giữa 2 khả năng (đôi khi có thể nhiều hơn 2). Chúng ta thường cân bằng cấu trúc này bằng cách sử dụng các từ cùng loại sau either và or.

  • Cách dùng Elder và Eldest

    Elder và eldest có thể được dùng để thay cho older và oldest khi nói về thứ tự tuổi tác của các thành viên trong gia đình. Elder và eldest chỉ dùng trước danh từ.

  • Hiện tượng tỉnh lược với And, But và Or

    Khi các cụm từ được nối với nhau bằng and, but, or, ta thường lược bỏ những từ/cụm từ bị lặp, những từ có thể lược bỏ thuộc nhiều từ loại khác nhau.

  • Tỉnh lược những từ đứng đầu câu

    Trong giao tiếp thân mật, ta thường lược bỏ những từ đứng đầu câu mà không được nhấn mạnh khi câu đã rõ nghĩa dù không cần có chúng. Những từ được lược bỏ có thể là mạo từ (a/an, the), tính từ sở hữu (my, your...), đại từ nhân xưng (I, we, you...), trợ động từ (am, have...), và chủ ngữ giả (there).

  • Hiện tượng tỉnh lược từ trong cụm danh từ

    Đôi khi ta có thể lược bỏ danh từ khi nó được lặp lại sau tính từ khi câu đã rõ nghĩa, đặc biệt khi ai đó đề cập đến các lựa chọn. Danh từ thường được lược bỏ sau hầu hết các từ hạn định, khi nghĩa câu đã rõ ràng.

  • Hiện tượng tỉnh lược từ khi đứng sau trợ động từ

    Chúng ta có thể tránh lặp từ bằng cách sử dụng trợ động từ thay thế cho cả cụm động từ khi câu đã rõ nghĩa. Khi đó các trợ động từ thường được nhấn mạnh và thường không dùng dạng rút gọn, ngoại trừ trong câu phủ định.

  • Hiện tượng tỉnh lược từ đối với cụm động từ nguyên thể

    Chúng ta có thể dùng to để thay thế cho toàn bộ cụm động từ nguyên thể có to và những từ đứng sau nó khi câu đã rõ nghĩa. Be và have (khi mang nghĩa sở hữu) thì thường không được lược bỏ.

  • Cách dùng else

    Ta dùng else với nghĩa "nữa, khác" và thường thêm sau các từ như somebody, someone, something, somewhere, anybody, everybody, nobody,... hay các từ để hỏi như whatever, whenever,... và little, much.

  • Các dạng thức nhấn mạnh

    Ta thường nhấn mạnh vào 1 từ hoặc 1 cụm từ. Có 2 lý do chính để nhấn mạnh. Đó là khi chúng ta muốn nhấn mạnh vào những gì chúng ta muốn nói (nhấn mạnh vào cảm xúc) hoặc chúng ta cũng nhấn mạnh khi muốn tăng sự tương phản, đối lập chẳng hạn như giữa sự thật và giả dối, hiện tại và quá khứ, quy tắc và ngoại lệ...

  • Phân biệt End và Finish

    Hai động từ này đều có nghĩa "hoàn thành, kết thúc" và thường có thể thay thế nhau. Khi nói về việc hoàn thành việc gì đó mà chúng ta đang làm, ta thường dùng finish hơn. Khi dùng với nghĩa "kết thúc, chấm dứt" điều gì đó, mang lại sự thay đổi lớn, thì ta thường dùng end hơn.

  • Cách dùng động từ Enjoy

    Sau enjoy thường có tân ngữ. Để nói về việc ai đó có quãng thời gian vui vẻ, ta có thể dùng enjoy myself/yourself...

  • Cách dùng Enough

    Enough thường đứng sau tính từ hoặc trạng từ. Enough cũng có thể được dùng trước danh từ với vai trò như 1 từ hạn định.

  • Phân biệt Especial và Special, Especially và Specially

    Especially thường được dùng với nghĩa "đặc biệt, hơn cả". Ta thường dùng especially hơn khi đứng trước giới từ và liên từ. Specially được dùng với quá khứ phân từ với nghĩa "dành riêng cho".

  • Cách dùng Even

    Even được dùng với nghĩa "thậm chí, ngay cả", dùng để diễn đạt sự bất ngờ, hơn so với dự kiến, mong đợi. Not even thì diễn đạt sự không được như mong đợi/dự kiến.

  • Cách dùng Eventual, Eventually

    Eventual và eventually có nghĩa là "cuối cùng, sau cùng". Ta dùng chúng để diễn tả hành động gì cuối cùng cũng xảy ra sau 1 khoảng thời gian dài hoặc sau sự cố gắng nỗ lực của ai đó.

  • Cách dùng Ever

    Ever là 1 từ không mang tính khẳng định, nó thường được dùng trong câu hỏi với nghĩa "từng, bao giờ". Ever cũng có thể dùng trong câu phủ định, nhưng thường dùng never hơn so với not ever.

  • Cách dùng Ever so và Ever such

    Ever so và ever such thường được dùng trong văn phong thân mật của người Anh với nghĩa "rất, vô cùng" (như very).

  • Cách dùng Every

    Every là 1 từ hạn định. Ta thường dùng nó trước 1 danh từ số ít, nếu danh từ đó đóng vai trò là chủ ngữ thì động từ theo sau cũng chia số ít.

  • Phân Biệt Except và Except for

    Ta thường dùng except for trước danh từ/cụm danh từ. Khi đứng sau các từ như all, any, every, no, everything, anybody, nowhere, nobody, whole thì ta thường lược bỏ giới từ for.

  • Các cấu trúc câu cảm thán

    Các cấu trúc câu cảm thán thường được tạo thành với what, how, so, such. Hình thức phủ định của câu cảm thán cũng được sử dụng phổ biến.

  • Phân biệt Expect, Hope, Wait, và Look forward

    Expect (dự kiến, dự đoán) thì mang tính lý trí hơn là thiên về tình cảm. Nếu nói ai đó "expect something" thì tức là người đó có lý do/cơ sở để đoán được điều đó sẽ xảy ra. Còn hope (hy vọng, mong) thì thiên về cảm xúc hơn. Khi nói ai đó "hope for something" thì tức là người đó hy vọng, mong chờ điều đó sẽ xảy ra, nhưng không biết liệu nó có xảy ra hay không.

  • Phân biệt Experiment và Experience

    Experiment là cuộc thí nghiệm mà ai đó thực hiện để biết được kết quả hoặc để chứng minh điều gì đó. Experiment thường đi với động từ do, bản thân experiment cũng là 1 động từ. Experience là trải nghiệm mà ai đó trải qua trong đời. Experience thường đi với động từ have. Bản thân experience cũng là 1 động từ.

  • Cách dùng Explain

    Sau động từ explain ta dùng giới từ to + tân ngữ gián tiếp.

  • Cách dùng các trạng từ Fairly, Quite, Rather và Pretty

    Fairly thường được dùng để bổ nghĩa cho trạng từ và tính từ. Fairly có nghĩa là "hơi, khá", nó không dùng để đánh giá mức độ cao, chẳng hạn như khi bạn nói ai đó fairly nice hoặc fairly clever thì người đó sẽ không được hài lòng lắm. Quite (thường dùng trong tiếng Anh Anh) cho thấy mức độ đánh giá cao hơn so với fairly. Rather chỉ mức độ nhấn mạnh hơn so với quite. Nó chỉ sự cao hơn mức bình thường, hơn so với mong đợi/dự kiến, hơn mức mong muốn/cần thiết. Pretty thường được dùng trong giao tiếp thân mật, có nghĩa tương tự như rather nhưng pretty chỉ dùng để bổ nghĩa cho tính từ và trạng từ.

  • Cách dùng Far và A long way

    Far thường được dùng phổ biến trong câu hỏi và câu phủ định. Far trong câu khẳng định thường được dùng cùng với too, so, enough, as.

  • Phân biệt Farther và Further

    Chúng ta có thể dùng cả farther và further khi nói về khoảng cách. Chúng có nghĩa như nhau. Ta dùng further, không dùng farther với nghĩa "thêm, bổ sung, cao hơn, tiến bộ hơn".

  • Cách dùng động từ Feel

    Động từ feel có nhiều nghĩa. Với 1 số nghĩa có thể dùng dạng tiếp diễn, 1 số nghĩa thì không. Feel có thể là động từ liên kết, theo sau là tính từ hoặc danh từ làm bổ ngữ. Feel cũng có thể là động từ thường, theo sau là tân ngữ trực tiếp.

  • Phân biệt Female và Feminie; Male và Masculine

    Female và male dùng để nói về giới tính của người, động vật, thực vật. Feminie và masculine thì được dùng để chỉ những phẩm chất, hành vi điển hình của phụ nữ và đàn ông.

  • Phân biệt Finally, At last, In the end và At the end

    Finally dùng khi ai đó đã chờ đợi quá lâu mới có được thứ gì đó. Trong trường hợp này, finally thường đứng giữa câu.

  • Cách dùng Finished

    Finished có thể được dùng như một tính từ với nghĩa "hoàn thành, sẵn sàng".

  • Phân biệt Fit và Suit

    Fit và suit không hoàn toàn đồng nghĩa. Fit thường dùng để nói đến kích cỡ và hình dạng. Còn suit thì thường được dùng để nói về màu sắc, kiểu dáng, phong cách.

  • Cách dùng For khi nói về mục đích, lý do

    Ta có thể dùng for để nói về mục đích của người nào đó khi làm gì, nhưng chỉ dùng khi sau nó là danh từ. Trong trường hợp này, ta không dùng for trước động từ, thay vào đó có thể dùng động từ nguyên thể có to.

  • Cách dùng For, Since, In và From khi nói về thời gian

    Ta dùng for khi nói về khoảng thời gian, tức diễn tả hành động gì xảy ra trong bao lâu. Ta dùng since trong thì hoàn thành khi muốn nói về khoảng thời gian từ lúc bắt đầu hành động cho tới thời điểm ở hiện tại hoặc 1 thời điểm nào đó trong quá khứ. Ta dùng from cho các trường hợp khác.

  • Phân biệt Forget và Leave

    Ta có thể dùng forget khi muốn nói đến việc vô tình bỏ quên thứ gì đó. Tuy nhiên chúng ta thường dùng leave khi đề cập đến nơi mà chúng ta bỏ quên đồ.

  • Phân biệt Fun và Funny

    Fun thường được dùng như là một danh từ không đếm được. Nó có thể được dùng sau be để nói về thứ gì đó mà ta thích hoặc thấy thú vị. Funny là tính từ, nó được dùng để chỉ những thứ khiến ta thấy buồn cười.

  • Tổng quan về các thì tương lai

    Trong tiếng Anh, có nhiều cách dùng động từ để miêu tả sự việc nào đó xảy ra trong tương lai. Điểm khó và phức tạp trong văn phạm đó là chỉ ra sự khác biệt giữa nghĩa và cách dùng của các cấu trúc khác nhau khi cùng nói về tương lai. Trong nhiều trường hợp, có thể dùng 2 hoặc nhiều cấu trúc khác nhau mà vẫn có nghĩa tương đương nhau, tuy nhiên không phải trong tất cả các trường hợp.

  • Cách dùng Will và Shall

    Will (shall) + động từ nguyên thể không to được dùng để đưa ra hoặc hỏi thông tin về những sự kiện trong tương lai. 1 số người Anh dùng I shall và we shall thay cho I will và we will, trong hầu hết các trường hợp giữa chúng không có sự khác biệt về nghĩa. Shall ít được dùng trong tiếng Anh Mỹ. Dạng rút gọn : I'll, you'll, shan't (chỉ trong tiếng Anh Anh), won't.

  • Cách dùng cấu trúc Be going to

    Cấu trúc này thực ra là 1 cấu trúc của thì hiện tại (dạng tiếp diễn của động từ go). Chúng ta dùng nó để nói về những sự kiện, hành động trong tương lai mà đã có dấu hiệu báo trước ở hiện tại, hoặc là những hành động đã được lên kế hoạch, được quyết định trước ở hiện tại. Cấu trúc này được dùng rất phổ biến trong văn phong thân mật, đặc biệt trong văn nói (vì các cuộc hội thoại hàng ngày thường hay nói về những dự định, những việc đã được lên kế hoạch trước).

  • Thì hiện tại tiếp diễn diễn tả tương lai

    Ta dùng hiện tại tiếp diễn để nói về những sự kiện, hành động trong tương lai khi đã có dấu hiệu ở hiện tại. Nó thường được dùng phổ biến nhất trong các cuộc thảo luận về lịch trình hay kế hoạch đã được sắp xếp trước, với thời gian và địa điểm thực hiện đã được quyết địch sẵn.

  • Thì hiện tại đơn diễn tả tương lai

    Đôi khi chúng ta có thể dùng thì hiện tại đơn để nói về tương lai, đó là khi chúng ta muốn nói về những sự kiện trong thời gian biểu, hoặc lịch trình thông thường...

  • Phân biệt Will và các cách diễn đạt khác khi nói về tương lai

    Will là cấu trúc cơ bản khi nói về tương lai. Chúng ta dùng will khi không có những dấu hiệu sử dụng thì hiện tại.

  • Cách dùng Will và Shall khi đưa ra yêu cầu, đề nghị

    Will và shall thường được dùng để hỏi và đưa ra thông tin về những sự kiện trong tương lai. Chúng cũng được dùng khi đưa ra đề nghị, yêu cầu, dọa nạt và hứa hẹn. Khi đó will ('ll) được dùng để diễn tả mong muốn, khao khát (will trước đây được dùng với nghĩa mong muốn). Còn shall diễn tả sự bắt buộc.

  • Will/shall, Be going to và hiện tại tiếp diễn nói về tương lai

    Sự khác biệt giữa cách dùng của các cấu trúc này đôi khi không rõ ràng. Trong cùng 1 tình huống đôi khi có thể dùng cả will/shall và các thì hiện tại (đặc biệt là be going to), đó là khi câu có đề cập đến ý định, lịch trình đã sắp xếp nhưng nó không quan trọng, không phải là ý chính của câu. Việc chọn lựa dùng cách nào phụ thuộc vào phần mà chúng ta muốn nhấn mạnh.

  • Thì tương lai hoàn thành

    Chúng ta có thể dùng thì tương lai hoàn thành để diễn tả việc gì sẽ hoàn thành hoặc kết thúc trước 1 thời điểm nào đó trong tương lai.

  • Thì tương lai tiếp diễn

    Ta có thể dùng thì tương lai tiếp diễn để diễn tả hành động sẽ đang xảy ra ở 1 thời điểm nào đó trong tương lai.

  • Thì tương lai trong quá khứ

    Đôi khi khi chúng ta nói về quá khứ, chúng ta muốn diễn đạt những sự việc ở trong tương lai so với thời điểm đó - tức hành động vẫn chưa xảy ra ở thời điểm đó trong quá khứ, thì ta có thể dùng thì tương lai trong quá khứ. Để dùng dạng này, ta lùi thì của các động từ về dạng quá khứ, chẳng hạn như is going to thành was going to, will thành would, is to thành was to.

  • Nó về giới tính trong tiếng Anh

    Ta thường dùng he/she cho động vật, đặc biệt khi ta nghĩ về chúng như những cá thể có tính cách, tư duy và cảm xúc. Đặc biệt thường dùng với vật nuôi như chó, mèo, ngựa.

  • Các cấu trúc cơ bản với Get

    Get là một trong những từ được dùng phổ biến nhất trong tiếng Anh, và được dùng trong nhiều cấu trúc khác nhau. Đôi khi nó không được dùng trong văn phong trang trọng, nhưng dùng get vẫn được cho là đúng ngữ pháp và tự nhiên trong hầu hết các thể loại văn nói và viết. Khi có tân ngữ trực tiếp phía sau, nghĩa chính của get là "có được, đạt được, nhận", còn khi đi với các từ loại khác, nghĩa chính của get là "trở nên, trở thành".

  • Cách dùng cấu trúc Get + tân ngữ + động từ

    Cấu trúc get + tân ngữ + V-ing được dùng với nghĩa "khiến ai/cái gì bắt đầu làm gì". Cấu trúc get + tân ngữ + to V thì được dùng với nghĩa "khiến cho ai/cái gì làm gì" hoặc "thuyết phục ai làm gì" (thường là làm việc gì đó khó khăn).

  • Phân biệt Get và Go

    Go được dùng để nói về toàn bộ quá trình di chuyển. Get được dùng chủ yếu để nói về sự kết thúc quá trình di chuyển (tức đến nơi nào đó). 

  • Cách dùng động từ Give

    Ta có thể thay thế một số động từ nhất định bằng cách dùng give + danh từ. Cấu trúc này thường được dùng phổ biến trong tiếng Anh Anh khi thay thế cho các động từ chỉ âm thanh mà con người tạo ra như cough, cry, scream, chuckle, laugh, shout.

  • Cách dùng Go/come for a + danh từ

    Ta có thể dùng cấu trúc go/come for a + danh từ trong 1 số cụm cố định khi đề cập đến các hoạt động, thường là hoạt động giải trí. Sử dụng cấu trúc này khiến câu ngắn gọn hơn và nghe thân mật hơn.

  • Cách dùng Go/come + V-ing

    Ta thường dùng go đi với 1 động từ đuôi -ing để nói về các hoạt động mà mọi người phải di chuyển. Cấu trúc này thường dùng với các hoạt động thể thao, giải trí chẳng hạn như go climbing (đi leo núi), go dancing (đi khiêu vũ), go fishing (đi câu cá), go hunting (đi săn), go riding (đi đạp xe), go sailing (đi chèo thuyền), go shooting (đi bắn súng), go skating (đi trượt ván), go skiing (đi trượt tuyết), go swimming (đi bơi), go walking (đi dạo bộ).

  • Cách dùng Be gone

    Gone có thể được sử dụng như 1 tính từ đứng sau be, để diễn đạt việc ai đó đã rời đi/đi vắng, thứ gì đó đã biến mất, hoặc không còn nữa.

  • Cách dùng Had better

    Chúng ta dùng had better để đưa ra lời khuyên, hoặc bảo ai đó nên làm gì. Had better thường dùng cho các hành động nên được thực hiện ngay, gấp rút hơn so với dùng should hoặc ought.

  • Cách dùng Half

    Ta có thể dùng half và half of trước danh từ đi cùng với các từ hạn định (như mạo từ, tính từ sở hữu, đại từ chỉ định). Trong trường hợp này, thường không dùng thêm a hoặc the trước half.

  • Cách dùng Happen to

    Happen có thể đi với động từ nguyên thể có to để diễn tả việc gì đó xảy ra một cách tình cờ.

  • Cách dùng Hardly, Scarely, và No sooner

    Những cụm từ này được dùng để diễn tả một hành động nào đó xảy ra ngay sau một hành động khác. (Thường dùng với thì quá khứ hoàn thành và quá khứ đơn.)

  • Cách dùng động từ Have

    Have có rất nhiều cách sử dụng trong tiếng Anh. Have có thể được dùng như trợ động từ trong các thì hoàn thành, hay động từ thường khi nói về sở hữu, các mối quan hệ, bệnh tật.

  • Cách dùng Have như một trợ động từ

    Ta dùng have + phân từ quá khứ để tạo thành dạng thức động từ trong các thì hoàn thành. Giống như các trợ động từ khác, have có thể dùng để đặt câu hỏi và nghi vấn mà không cần thêm do.

  • Cách dùng Have với các hoạt động

    Ta thường dùng have + danh từ để nói về các hoạt động, trải nghiệm, đặc biệt trong giao tiếp thân mật.

  • Cách dùng Have khi nói về sở hữu, các mối quan hệ, bệnh tật

    Ta thường dùng have để nói về sự sở hữu, các mối quan hệ, bệnh tật, đặc điểm, tính cách của người hoặc vật. Đôi khi have đơn giản là diễn tả ai đó đang ở trong tình huống nào.

  • Các cấu trúc của have với động từ

    Sau have ta có thể dùng tân ngữ + động từ nguyên thể không to / V-ing / Phân từ quá khứ.

  • Cách dùng have to và have got to

    Ta có thể dùng cấu trúc have (got) + to V để nói về sự bắt buộc : những thứ mà chúng ta bắt buộc phải làm. Have (got) to V cũng có thể được dùng như must để nói về sự phỏng đoán chắc chắn (cấu trúc này trước đây thường được dùng chủ yếu trong tiếng Anh Mỹ nhưng ngày nay cũng được dùng phổ biến trong tiếng Anh Anh).

  • Phân biệt Hear và Listen (to)

    Listen và Hear đều có nghĩa là nghe nhưng cách sử dụng lại khác nhau tùy vào ngữ cảnh. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt và sử dụng đúng cặp từ này.

  • Cách dùng Hear, See... với các dạng của động từ

    Hear, see , watch, notice và các động từ chỉ tri giác khác có thể đi kèm với tân ngữ và động từ nguyên mẫu không "to" hoặc động từ đuôi "ing". Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng của các động từ chỉ tri giác trong bài học này.

  • Cách dùng Hear/See với mệnh đề That

    Hình thức hiện tại I hear (that)... và I see (that)... thường được dùng để nói về một tin tức đã được nghe, đọc hoặc xem trên TV.

  • Cách sử dụng Help

    Help (giúp đỡ) là một động từ thông dụng trong tiếng Anh. Cấu trúc thường sử dụng với động từ này là "Help + object + infinitive"

  • Phân biệt Here và There

    Chúng ta sử dụng here để chỉ nơi chốn của người nói hay người viết, còn there là để chỉ những nơi khác.

  • Phân biệt High và Tall

    High và Tall đều có nghĩa là cao. Tall chủ yếu được dùng để nói về chiều cao của người, cây cối, các tòa nhà, và một số vật khác có chiều cao lớn hơn chiều rộng của nó (như ống khói nhà máy hay cột điện cao thế). Trong các trường hợp khác, chúng ta dùng high.

  • Hire, Rent và Let

    Hire và rent là hai động từ (verbs) đều mang nghĩa "thuê cái gì". Let được dùng trong tiếng Anh-Anh giống như rent (out) để nói về việc cho thuê phòng, thuê nhà. 

  • Phân biệt Holiday và Holidays

    Trong tiếng Anh của người Anh, danh từ số nhiều holidays thường được dùng để nói về một kỳ nghỉ dài/ lớn trong năm. Trong những trường hợp khác, ta thường dùng danh từ số ít holiday.

  • Cách sử dụng Home

    "Home" (không 'to') có thể được dùng như 1 trạng từ chỉ phương hướng. Ta không sử dụng mạo từ trong cụm "at home". House là từ nói chung, dùng để nói về một loại nhà nào đó. Còn Home được dùng chủ yếu để diễn đạt ý cá nhân, đây là nơi mà một ai đó sống và có tình cảm gắn bó thân thiết với nơi ở. 

  • Cách dùng Hope

    Chúng ta thường dùng thì hiện tại với nghĩa tương lai sau 'I hope'. Trong câu phủ định, chúng ta thường dùng 'not' với động từ sau 'hope'. Chúng ta có thể dùng 'I was hoping ...' để đưa ra yêu cầu lịch sự.

  • Cách dùng Hopefully

    Một nghĩa của hopefully là "tràn đầy hy vọng" (full of hope), "đang hy vọng" (hoping). Một nghĩa khác là "hy vọng rằng" (it is to be hoped) hoặc "tôi hy vọng" (I hope). 

  • Cách dùng How

    How được dùng để đưa ra câu hỏi hoặc câu trả lời của câu hỏi đó. Chúng ta cũng sử dụng how trong câu cảm thán nhưng thứ tự từ thì không giống như đối với câu hỏi. Khi how được dùng trong câu cảm thán với tính từ và trạng từ, thì các từ này đứng liền sau how.

  • Phân biệt How and What...like?

    Chúng ta thường dùng how để hỏi về những sự việc thay đổi chẳng hạn như tâm trạng và sức khỏe của con người.  Chúng ta dùng What ... like? để hỏi về những sự việc không thay đổi chẳng hạn như tính cách và dáng vẻ của ai đó.

  • Phân biệt tính từ đuôi -ic và -ical

    Trong tiếng Anh có nhiều tính từ (adjectives) kết thúc bằng -ic hoặc -ical, hãy cùng phân biệt các tính từ này và cách sử dụng chúng trong viết dưới đây.

  • Phân biệt Idioms, Collocations, Fixed Expressions

    Thành ngữ trong tiếng Anh là một cụm từ khi kết hợp cùng nhau sẽ tạo ra một ý nghĩa khác so với từng từ đơn lẻ tạo nên nó. Collocations là sự kết hợp các từ lại với nhau tạo thành các cụm từ thông dụng trong giao tiếp hàng ngày của người bản ngữ. Fixed expressions (các cụm từ cố định) thường được dùng trong các tình huống giao tiếp hàng ngày để làm cho cuộc hội thoại trở nên tự nhiên hơn. 

  • Cách dùng If

    Mệnh đề sau If thường để nói về một tình huống hay sự kiện nào đó mà người nói không chắc chắn có xảy ra hay không hoặc là có đúng hay không,...Một mệnh đề if (if-clause) thường đề cập đến một điều kiện - một việc phải xảy ra trước, để việc khác có thể xảy ra.

  • Các cấu trúc thông thường của If

    Trong tiếng Anh, If thường được sử dụng phổ biến nhất trong các câu điều kiện. Loạt bài viết này sẽ giúp các em nắm rõ hơn cách dùng If trong mỗi trường hợp khác nhau.

  • Các cấu trúc đặc biệt của If với thì quá khứ và Would

    Chúng ta dùng các cấu trúc đặc biệt với if khi nói đến các tình huống không có thật, những chuyện có thể đã không xảy ra, không có thật hoặc do tưởng tượng và các ý tương tự. Trong các trường hợp này chúng ta sử dụng thì quá khứ và would để diễn đạt ý xa thực tế.

  • Cách dùng If để nói về những sự việc không có thật trong quá khứ

    Để nói về những sự việc đã không xảy ra trong quá khứ, ta dùng cấu trúc If + past perfect, would have + past participle. Chúng ta cũng có thể sử dụng could have + past participle với nghĩa có thể đã...(would have been able to...) và might have been + past participle với nghĩa có thể, có lẽ đã... (would perhaps have...; would possibly have).

  • Cách dùng will trong mệnh đề if

    Chúng ta thường dùng thì hiện tại với if khi muốn nói đến một sự việc nào đó trong tương lai. Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta lại dùng cấu trúc If ...will . Chúng ta dùng will với if để nói về kết quả sau này hơn là điều kiện. Chúng ta sử dụng will với if khi muốn nói "nếu điều đó bây giờ là thật..."(if it is true now that...) hoặc "nếu bây giờ chúng ta biết rằng..." (if we know now that...)

  • Cách sử dụng một số cấu trúc khác với If (Phần 1)

    Chúng ta có thể đưa ra điều không thể xảy ra, không thể có bằng cách dùng should trong mệnh đề if. If ... was/were to... là cách khác để nói về một sự kiện không có thật ở tương lai hay do tưởng tượng mà ra. If it was/were not for.. được sử dụng để nói về một sự kiện làm cho mọi thứ thay đổi.

  • Cách sử dụng một số cấu trúc khác với If (Phần 2)

    Chúng ta có thể sử would ở cả hai mệnh đề của một câu if. Ngoài ra còn có thể sử dụng kết hợp các thì trong câu if như cấu trúc sau: If + S + past perfect tense, S+ would have + past participle

  • Một số từ có thể thay thế If trong câu

    Có rất nhiều từ có thể thay thế If trong câu như là imagine (that), suppose (that) (dùng để nói về điều gì đó có thể xảy ra); providing (that), provided (that), as/so long as, on condition (that) (dùng để đưa ra điều kiện).

  • Cách dùng If I were you

    Chúng ta thường dùng cấu trúc If I were you... khi muốn khuyên ai đó làm gì. Đôi khi có thể bỏ If I were you và chỉ dùng I should... hoặc I would... để cho lời khuyên.

  • Cách dùng If only

    If only (giá như) được dùng để diễn tả những ước muốn ở hiện tại, tương lai và quá khứ tùy thuộc vào các thì theo sau nó. If only có ý nghĩa tương tự như I wish nhưng mang tính chất nhấn mạnh hơn, thể hiện một mong muốn mạnh mẽ hơn. Mệnh đề đi cùng với If only thường đứng một mình và không có mệnh đề chính.

  • Phân biệt ill và sick

    Sick và ill đều có nghĩa là ốm (unwell). (ill ít được sử dụng trong Anh-Mỹ trừ khi trong hình thức trang trọng.)

  • Cách dùng Immediately, The moment và một số liên từ khác

    Immediately, directly, the moment (that), the instant (that), the second (that), the minute (that) có thể được sử dụng như một liên từ trong câu mang nghĩa là ngay khi (as soon as).

  • Cách dùng mệnh lệnh thức (Imperatives)

    Mệnh lệnh thức thường được sử dụng để yêu cầu ai làm gì đó, đưa ra lời gợi ý, lời khuyên hoặc chỉ dẫn, khuyến khích và đề nghị, và để bày tỏ mong ước đối với hạnh phúc của ai đó. Một câu mệnh lệnh được theo sau bởi and hoặc or có nghĩa giống như trong câu với mệnh đề if (if-clause). Khi muốn nhấn mạnh một yêu cầu nào đó, chúng ta thêm do trước động từ nguyên thể trong câu mệnh lệnh.

  • Phân biệt cặp giới từ in - into, on - onto

    Chúng ta thường dùng in và on để nói về vị trí của một vật nào đó; còn into và onto để nói về phương hướng, đích đến của vật đó. Ngoài ra, sau các động từ như throw, jump, push, put, fall ta có thể dùng cả in vào into; hoặc on và onto để nói về sự chuyển động có phương hướng của một vật nào đó.

  • Phân biệt in và to

    Sau các cụm như go to school, go to work, chúng ta dùng giới từ in chứ không dùng to để nói về vị trí của trường học, nơi làm việc. Sau arrive và land, chúng ta dùng giới từ in (hoặc at) chứ không dùng to.

  • Phân biệt In case và If

    In case được dùng khi muốn diễn tả trước khi một việc nào đó xảy ra, bạn làm gì để đề phòng nó. If được dùng để diễn tả sau khi việc đó xảy ra rồi thì bạn mới làm gì đó.

  • Cách dùng In spite of

    In spite of (mặc dù, bất chấp) được dùng như một giới từ. In spite of + noun (danh từ) mang nghĩa tương tự như although + clause (mệnh đề).

  • Cách dùng indeed

    Indeed (quả thực) được dùng sau very + adjective/adverb mang tính nhấn mạnh. Indeed có thể đứng sau động từ be hoặc các trợ động từ để đưa ra một lời xác nhận hoặc nhấn mạnh sự đồng tình.

  • Cách dùng câu gián tiếp (indirect speech)

    Chúng ta có thể dùng câu gián tiếp (indirect/reported speech) để tường thuật lại câu văn theo ý của mình mà không làm thay đổi ý nghĩa bằng cách sử dụng các liên từ như that, thay đổi đại từ, các thì và các từ khác.

  • Câu hỏi và trả lời trong câu gián tiếp (Questions and answers in indirect speech)

    Trong câu hỏi gián tiếp, chủ ngữ thường đứng trước động từ, và không sử dụng trợ động từ do. Câu hỏi không có từ để hỏi thường được tường thuật lại bằng if hoặc whether.

  • Một số cách dùng của câu gián tiếp với động từ nguyên thể

    Lời nói liên quan đến các hành động như hứa, đồng ý, ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo và gợi ý thường được tường thuật bằng động từ nguyên thể.

  • Một số cách dùng nâng cao của câu gián tiếp

    Trong câu gián tiếp, nếu lời của người nói ở thì quá khứ, chúng ta sử dụng thì quá khứ hoàn thành để tường thuật lại. Nếu ai đó nói về 1 tình huống mà vẫn chưa thay đổi - có nghĩa là nếu sự việc ở hiện tại và tương lai được nói đến vẫn không thay đổi, khi chuyển sang câu gián tiếp, chúng ta có thể lựa chọn hoặc giữ lại thì của động từ gốc hoặc thay đổi thì.

  • Giới thiệu về động từ nguyên thể (Infinitives)

    Động từ nguyên thể (infinitives) là các dạng như (to) write, (to) stand. Khác với thì của động từ (ví dụ: writes, stood), động từ nguyên thể không cho biết thời gian thực tế của hành động hay sự việc mà chỉ cho biết 1 cách chung chung, hơi giống dạng -ving. Động từ nguyên thể nhìn chung thường dùng với to. Ngoài dạng nguyên thể đơn như (to) write, còn có dạng nguyên thể tiếp diễn (ví dụ: (to) be writing), dạng nguyên thể hoàn thành (ví dụ (to) have writen) và dạng nguyên thể bị động (ví dụ: (to) be written). 

  • Các dạng của động từ nguyên thể

    Động từ nguyên thể tiếp diễn để chỉ hành động, sự kiện đang diễn ra/sẽ đang diễn ra tại thời điểm nói. Động từ nguyên thể hoàn thành mang nghĩa giống như các thì hoàn thành hoặc thì quá khứ. Động từ nguyên thể bị động có cùng nghĩa với các dạng bị động khác.

  • Cách dùng động từ nguyên thể không to

    Động từ nguyên thể không to được dùng sau các động từ tình thái như will, shall, would, should, can, could, may, might và must, sau một số động từ nhất định như let, make, see, hear, feel, watch, notice.

  • Động từ nguyên thể sau động từ (infinitives after verbs)

    Sau một số động từ, chúng ta vừa có thể sử dụng động từ nguyên thể vừa có thể sử dụng V-ing (đôi khi mang nghĩa khác nhau). Sau một số động từ chúng ta không được dùng động từ nguyên thể mà thay vào đó là V-ing.

  • Động từ nguyên thể theo sau động từ và tân ngữ

    Nhiều động từ được theo sau bởi object + infinitive (tân ngữ + động từ nguyên thể).Các động từ let, make, see, hear, feel, watch, notice, have và đôi khi là know và help được theo sau bởi object + infinitive without to (tân ngữ + động từ nguyên thể không có 'to').

  • Động từ nguyên thể sau tính từ (infinitives after adjectives)

    Các động từ nguyên thể thường được dùng sau tính từ diễn tả phản ứng và cảm xúc của ai đó. Ngoài các tính từ diễn tả phản ứng và cảm xúc nêu trên, có nhiều tính từ khác cũng được theo sau bởi động từ nguyên thể như right (đúng), wrong (sai), stupid (ngu ngốc), certain (chắc chắn), welcome (chào mừng, hoan nghênh), careful (cẩn thận), due (xứng đáng), fit (phù hợp), able (có năng lực), likely (có lẽ), lucky (may mắn).

  • Động từ nguyên thể sau danh từ và đại từ (Infinitives after nouns and pronouns)

    Chúng ta có thể dùng động từ nguyên thể sau một số danh từ có liên hệ với động từ mà có động từ nguyên thể theo sau như wish, decide, need. Tuy nhiên không phải tất cả các danh từ đều có động từ nguyên thể theo sau.

  • Động từ nguyên thể trong câu hỏi gián tiếp và câu hỏi trực tiếp

    Trong câu hỏi gián tiếp, chúng ta dùng động từ nguyên thể sau các từ để hỏi như who, what, where... (nhưng thường không dùng với why). Cấu trúc này dùng để diễn tả những ý tưởng về bổn phận và khả năng có thể. Chúng ta thường không bắt đầu một câu hỏi trực tiếp bằng How to...?, What to...?. Sau các từ để hỏi, ta thường dùng shall và should.

  • Động từ nguyên thể bị động và chủ động với nghĩa tương tự

    Chúng ta có thể dùng cấu trúc noun + infinitive để nói về nhiệm vụ, bổn phận - những điều mà ai đó phải làm. Động từ nguyên thể chủ động và bị động đều có thể được sử dụng. Nếu chủ ngữ của mệnh đề là người gây nên hành động đó thì chúng ta dùng động từ nguyên thể chủ động. Nếu chủ ngữ là người hay vật chịu tác động bởi những hành động đó thì chúng ta dùng động từ nguyên thể bị động.

  • Cách dùng động từ nguyên thể hoàn thành

    Động từ nguyên thể hoàn thành (to have gone, to have left...) có thể dùng với nghĩa tương tự như thì hiện tại hoàn thành hoặc quá khứ đơn. Sau các động từ như mean, be, would like, động từ nguyên thể hoàn thành có thể dùng để diễn tả một sự kiện không có thật trong quá khứ, trái ngược với thực tế đã xảy ra.

  • Động từ nguyên thể để diễn tả mục đích

    Chúng ta thường dùng động từ nguyên thể để diễn tả mục đích của 1 người, tại sao họ lại làm 1 việc gì đó. Chúng ta cũng dùng in order to... (mang nghĩa trang trọng) hoặc so as to... để chỉ mục đích.

  • Động từ nguyên thể làm chủ ngữ, bổ ngữ hoặc tân ngữ

    Trong tiếng Anh cổ, mệnh đề động từ nguyên thể có thể làm chủ ngữ của câu. Trong tiếng Anh hiện đại, cách dùng này không phổ biến trong những câu nói giao tiếp thân mật. Thay vào đó chúng ta thường dùng it như một chủ ngữ giả và đặt mệnh đề động từ nguyên thể ở sau. Một mệnh đề động từ nguyên thể có thể dùng sau be với tư cách là bổ ngữ cho câu. Nhiều động từ có thể có một mệnh đề động từ nguyên thể được dùng với tư cách là tân ngữ.

  • Một số cấu trúc đặc biệt với động từ nguyên thể

    Cấu trúc for + noun/pronoun + infinitive rất phổ biến trong tiếng Anh thường được dùng khi chúng ta đang đề cập đến một khả năng, sự cần thiết hoặc sự thường xuyên; khi chúng ta bày tỏ ước muốn, đưa ra gợi ý hoặc kế hoạch cho tương lai; và khi diễn tả phản ứng của cá nhân đến một sự việc, tình huống nào đó. Cấu trúc for + object + infinitive có thể theo sau một tính từ cụ thể nào đó để diễn tả ước muốn và những cảm xúc cá nhân về sự quan trọng và giá trị của các sự kiện trong tương lai. Chẳng hạn như các tính từ anxious, eager, delighted, willing, reluctant.

  • Các cách sử dụng khác của động từ nguyên thể

    Mệnh đề động từ nguyên thể có thể dùng để nói ai đó đã phát hiện ra hoặc học được điều gì khi hoàn thành một chuyến đi hoặc một công việc nào đó. Động từ nguyên thể của see và hear được dùng để giải thích lý do cho một ấn tượng không đúng. Cấu trúc này luôn được theo sau bởi you'd think và các cụm tương tự.

  • Giới thiệu danh động từ và phân từ (ing-forms)

    Chúng ta có thể dùng dạng -ing (ví dụ: smoking, walking) không chỉ như động từ mà còn như tính từ hay danh từ. Khi dạng ing được dùng làm động từ hoặc tính từ thì chúng được gọi là hiện tại phân từ (present participles). Khi chúng được dùng làm danh từ thì được gọi là danh động từ (gerunds). 

  • Cách dùng dạng -ing như bổ từ (-ing forms used as modifiers)

    Dạng -ing có thể dùng như bổ từ trước danh từ. Điều này cũng áp dụng cho cả dạng -ing giống như danh từ (danh động từ) và dạng -ing như tính từ (phân từ). Hai cấu trúc này mang ý nghĩa khác nhau.

  • Dạng -ing dùng như chủ ngữ, bổ ngữ và tân ngữ (-ing forms: subject, complement or object)

    Dạng ing (gerund) có thể được dùng như danh từ để làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ của một động từ. Nó cũng có thể được dùng làm tân ngữ sau một động từ nhất định. Ngoài ra, chúng ta thường dùng những từ xác định như the, my, this với dạng -ing.

  • Dạng -ing sau động từ (-ing forms: after verbs)

    Sau một số động từ, chúng ta thường dùng dạng V-ing chứ không dùng động từ nguyên thể chẳng hạn như admit, appreciate, avoid, consider, contemplate delay, deny, detest, dislike. Sau một số động từ, chúng ta có thể dùng hoặc dạng -ing hoặc dạng nguyên thể như forbid, forget, go on, hate, hear, intend, like, love

  • Dạng -ing sau danh từ và tính từ (-ing forms: after nouns and adjectives)

    Một số danh từ và tính từ có thể được theo sau bởi dạng -ing (gerunds - danh động từ). Giới từ thường được dùng để kết nối danh từ/tính từ với dạng -ing. Danh từ/tính từ có dạng -ing không thể dùng với nguyên thể theo sau. Sau một vài danh từ và tính từ, chúng ta có thể dùng hoặc dạng -ing hoặc dạng nguyên thể. Thường thì nghĩa của nó hơi khác nhau hoặc không khác nhau.

  • Dạng -ing sau giới từ (-ing forms: after prepositions)

    Khi chúng ta đặt một động từ sau giới từ, chúng ta thường dùng dạng -ing chứ không dùng động từ nguyên thể. To thực ra là hai từ khác nhau. Nó có thể là một dấu hiệu để nhận biết rằng động từ theo sau nó là động từ nguyên thể (ví dụ: to swim, to laugh). Nó cũng có thể là một giới từ có danh từ theo sau.

  • Cách dùng một số động từ có dạng -ing và động từ nguyên thể theo sau

    Một số động từ và tính từ đều có thể có động từ nguyên thể hoặc dạng -ing theo sau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp dưới đây, hai cấu trúc này có thể mang nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như remember/forget + -ing form nói về những sự việc đã làm trong quá khứ còn remember/forget + infinitive nói về những sự việc mà ai đó đã quên/nhớ phải làm tại thời điểm nào đó.

  • Dạng -ing: phân từ và các động từ tiếp diễn (-ing forms: participles; progressive verbs)

    Chúng ta có thể dùng dạng -ing như tính từ đứng trước danh từ. Khi dạng -ing được dùng như vậy, chúng được gọi là hiện tại phân từ. Hiện tại phân từ cũng được dùng để hình thành các dạng động từ tiếp diễn.

  • Cách dùng instead of

    Instead không được dùng một mình như một giới từ mà chúng ta thường dùng kết hợp instead of. Cần phân biệt sự khác nhau giữa instead of và without. Instead dùng để chỉ một người, vật hoặc hành động thay thế cho người, vật, hành động khác. Without dùng để chỉ người, vật không đi chung với người, vật khác. 

  • Đảo ngữ: trợ động từ trước chủ ngữ (Inversion: auxiliary verb before subject)

    Chúng ta thường đặt trợ động từ (và trợ động từ thường have và be) trước chủ ngữ của mệnh đề trong nhiều cấu trúc khác nhau như trong câu hỏi, câu cảm thán, mệnh đề điều kiện, sau as, than, và so.

  • Đảo ngữ: tất cả động từ đứng trước chủ ngữ (Inversion: whole verb before subject)

    Khi một nhóm trạng từ chỉ nơi chốn hay phương hướng đứng đầu mệnh đề, ta thường đặt nội động từ trước chủ ngữ của nó, đặc biệt khi đang giới thiệu một chủ ngữ mới không xác định. Cấu trúc này phổ biến trong văn chương và văn miêu tả.Trong văn phong kể chuyện, chủ ngữ thường đứng sau các động từ tường thuật như said, asked, suggested,...khi chúng theo sau những lời nói trực tiếp.

  • Cách dùng động từ bất quy tắc

    Dưới đây là danh sách các động từ bất quy tắc thông dụng. Học sinh nên kiểm tra xem mình có biết tất cả hay không. Xem từ điển để có danh sách đầy đủ các động từ bất quy tắc trong tiếng Anh.

  • Phân biệt its và it's

    Hai từ này thường bị nhầm lẫn ngay cả với người Anh bản xứ cũng như người học tiếng Anh. Its là từ sở hữu giống như my, your còn It's là dạng rút gọn của it is hoặc it has.

  • Cách dùng it's time

    It's time (hay it is time) có thể có một động từ nguyên thể theo sau. Để nói ai nên làm gì chúng ta dùng cấu trúc for + object + infinitive. Trong tiếng Anh-Anh, nhóm từ It's high time thường được dùng với cấu trúc này để nói rằng điều gì đó rất quan trọng.

  • Cách dùng just

    Just có nhiều nghĩa. Nó thường dùng để nhấn mạnh ý 'ở hiện tại' hoặc 'gần với hiện tại' và còn có thể có nghĩa là 'chỉ', 'không có gì hơn', 'chỉ mới đây'. Khi just có nghĩa là 'cách đây một lát', nó thường được dùng phổ biến ở thì quá khứ và quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh-Anh. Thì hiện tại hoàn thành được chuộng dùng hơn khi chúng ta muốn thông báo tin tức.

  • Các loại tiếng Anh: Tiếng Anh chuẩn và phương ngữ

    Sau chiến thắng của vua Alfred với người Viking năm 878, chính phủ Anh đã được thành lập ở Luân Đôn, nơi sau này trở thành thủ đô của cả nước Anh. Vì điều đó, tiếng anh giao tiếp ở Luân Đôn và East Midlands dần dần được chọn là loại tiếng Anh chính thức. Theo thời gian, phương ngữ này (và sự phát triển sau này của nó, chịu ảnh hương sâu sắc bởi ngôn ngữ Norman), trở thành ngôn ngữ chuẩn - hình thức tiếng Anh được chấp nhận sử dụng rộng rãi trong chính phủ, các bộ luật, kinh doanh, giáo dục và văn học.

  • Các loại tiếng Anh: Sự chính xác

    Khi mọi người nói rằng ngôn ngữ của ai đó ‘không đúng’, họ có thể ám chỉ những ý khác nhau. Trong khi nói chuyện, chúng ta đôi khi nói nói nhầm hoặc nói sai từ nào đó. Chúng ta có thế dùng sai một từ bởi vì không biết chắc nghĩa của nó hoặc nhầm lẫn nó với các từ khác.

  • Các loại tiếng Anh: văn viết và văn nói

    Trong văn viết, các câu văn có thể được sắp xếp trước và xem lại vì vậy chúng ta sẽ có thời gian để xây dựng các câu trúc phức tạp. Trong văn nói thì thường dùng các cấu trúc đơn giản hơn. Đặc biệt các chủ ngữ thường rất ngắn gọn.

  • Các loại tiếng Anh: Sự trang trọng (Formality)

    Đa phần mọi người nói và viết theo những cách khác nhau vào những dịp khác nhau. Chẳng hạn trong một số ngôn ngữ, có những quy tắc rất phức tạp về việc nói chuyện với người lớn tuổi hoặc những người có địa vị. Tiếng Anh thì không như vậy, tuy nhiên, có một số từ và cấu trúc thường được sử dụng chủ yếu trong ngữ cảnh trang trọng khi mọi người quan tâm đến việc họ thể hiện bản thân như thế nào.

  • Các loại tiếng Anh: Sự đa dạng và thay đổi (Variation and change)

    Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian. Những người trẻ tuổi hơn tiếp nhận những cách thức diễn đạt mới hơn trong khi những người lớn tuổi thì thường không muốn thay đổi vì vậy mà ngay cả những người nói ngôn ngữ chuẩn cũng không nói nó một cách giống hệt nhau. Có một vài lý do cho sự thay đổi.

  • Cách dùng know

    Know không có động từ nguyên thể trực tiếp theo sau. Chúng ta dùng cấu trúc know how to. Trong văn phong trang trọng, know đôi khi cótân ngữ + động từ nguyên thể theo sau. Know + tân ngữ chủ yếu được dùng để nói về những kiến thức từ những trải nghiệm trực tiếp của bản thân. Trong những trường hợp khác, chúng ta thường dùng know about/of, have heard of hoặc một cấu trúc khác.

  • Phân biệt last, the last, the latest

    The last có thể có nghĩa là 'sự việc cuối cùng trong một chuỗi sự việc'. Chúng ta có thể dùng latest để nói về một cái gì mới đây và last có nghĩa là 'cái trước đó'. 

  • Phân biệt later và in

    Với một nhóm từ chỉ thời gian, chúng ta thường dùng later với nghĩa 'sau thời gian đó' và in với nghĩa 'sau này'. Nhưng nếu không có nhóm từ thời gian, later có thể được dùng với nghĩa 'sau này'.

  • Phân biệt lay và lie

    Có ba động từ tương tự nhau thường gây nhầm lẫn đó là lay (có quy tắc ngoại trừ cách viết), lie (bất quy tắc), và lie (có quy tắc). Lay có nghĩa là 'đặt xuống một cách cẩn thận' hoặc 'đặt nằm thẳng xuống'. Nó có tân ngữ. Lie (bất quy tắc) có nghĩa là 'nằm xuống', 'nằm song song với mặt phẳng'. Nó không có tân ngữ. Động từ có quy tắc lie (lied) có nghĩa 'nói dối'.

  • Cách dùng learn

    Learn là động từ bất quy tắc trong tiếng Anh-Anh (learn/learnt) và có quy tắc trong tiếng Anh-Mỹ (learn/learned). Để nói về việc chú tâm học một phương pháp hay kỹ thuật để làm việc gì đó chúng ta có thể dùng learn to... hoặc learn how to...

  • Phân biệt least và fewest

    The least được dùng như một từ hạn định đứng trước danh từ không đếm được; nó là dạng so sánh nhất của little (=not much), và trái nghĩa với the most. The fewest được dùng trước danh từ số nhiều với tư cách là dạng so sánh nhất của few.

  • Cách dùng left

    Left là quá khứ phân từ của leave có thể được dùng theo một cách đặc biệt với nghĩa 'còn lại', 'không dùng đến', 'vẫn còn đó'. Left được dùng phổ biến sau there is và have got.

  • Phân biệt less và fewer

    Less là dạng so sánh hơn của little (đặc biệt được dùng trước danh từ không đếm được). Fewer là dạng so sánh hơn của few (được dùng trước danh từ số nhiều).

  • Cách dùng lest

    Lest mang nghĩa tương tự như in case hoặc so that...not. Nó ít khi được dùng trong tiếng Anh-Anh và chủ yếu xuất hiện trong văn chương cổ và ngôn ngữ trịnh trọng. Nó được dùng thông dụng hơn trong văn phong trang trọng Anh-Mỹ.

  • Các cấu trúc với let

    Let có tân ngữ + động từ nguyên thể không 'to' theo sau. Let ít được dùng trong các dạng bị động, ta thường hay dùng allow hơn. Let có thể có một một tân ngữ và một cụm giới từ hoặc tiểu từ trạng từ theo sau để diễn tả sự di chuyển.

  • Cách dùng let để đưa ra mệnh lệnh

    Let có thể dùng để đưa ra lời đề nghị hoặc mệnh lệnh khi những đề nghị, mệnh lệnh này không được nói trực tiếp đến người nghe/người đọc (hay không chỉ nói với người nghe/người đọc). Cấu trúc này được xem như một dạng câu mệnh lệnh.

  • Cách dùng life: Danh từ đếm được hay không đếm được

    Khi muốn nói về một cách sống đặc biệt nào đó, life thường dùng ở dạng không đếm được. Còn khi muốn nói về toàn bộ cuộc sống của một người nào đó, chúng ta dùng life ở dạng đếm được.

  • Cách dùng like (động từ)

    Like thường không được dùng trong dạng tiếp diễn. Để nói về việc yêu thích thứ gì đó vào một dịp nào đó, chúng ta dùng like + -ing. Chúng ta dùng like + động từ nguyên thể để nói về lựa chọn và thói quen.

  • Phân biệt like và as

    Chúng ta có thể dùng like và as để nói thứ gì đó tương tự nhau. Chúng ta cũng dùng as để nói về chức năng - những công việc mà con người hoặc đồ vật làm. Like giống như một giới từ. Chúng ta dùng like chứ không dùng as trước một danh từ hoặc đại từ để nói về sự tương tự. (Cấu trúc: like + danh từ/đại từ). As là một liên từ. Chúng ta dùng nó trước một mệnh đề (as + clause) và trước một nhóm từ bắt đầu với một giới từ (as + preposition phrase).

  • Cách dùng likely

    Likely là một tính từ có nghĩa tương tự như probable. Chúng ta có thể dùng it như chủ ngữ hoặc tân ngữ giả cho mệnh đề that. Be + (un) likely thường có một động từ nguyên thể theo sau.

  • Cách dùng động từ nối: be, seem, look...

    Một số động từ được dùng kết hợp tính từ hay bổ ngữ danh từ với chủ ngữ. Những động từ này gọi là động từ nói (link verbs). Chẳng hạn như be, seem, appear, look, sound, smell, taste, feel, become, get. Sau các động từ nối, chúng ta dùng tính từ chứ không dùng trạng từ.

  • Phân biệt (a) little và (a) few

    Chúng ta dùng (a) little với những từ số ít (thường không đếm được) và dùng (a) few với những từ số nhiều. Chúng ta dùng (a) little of và (a) few of trước đại từ hoặc từ hạn định như the, my, these. Có một sự khác nhau giữa little và a little, giữa few và a few. Nếu không có a, little và few luôn mang nghĩa phủ định. Chúng diễn đạt 'không nhiều như ý muốn' hay 'không nhiều như mong đợi' và những nghĩa tương tự.

  • Phân biệt long và (for) a long time

    Long (có nghĩa 'trong một thời gian dài') được dùng phổ biến nhất trong câu hỏi và mệnh đề phủ định, và thường đi cùng với các từ như hardly, seldom. Trong mệnh đề khẳng định, chúng ta thường hay dùng (for) a long time hơn.

  • Cách dùng look

    Look có thể có nghĩa giống như seem (dường như) hay appear (có vẻ như). Trong trường hợp này nó là một động từ nối và có tính từ hoặc danh từ theo sau. Look có thể có like hay as if theo sau. Không dùng dạng tiếp diễn trong trường hợp này. Khi look có nghĩa là 'nhìn', nó được dùng với trạng từ chứ không phải tính từ. Trước một tân ngữ, cần có một giới từ (luôn là at).

  • Phân biệt lose và loose

    Lose (phát âm /lu:z/) là động từ bất quy tắc (lose - lost - lost). Loose (phát âm /lu:s/) là tính từ (trái nghĩa với tight).

  • Phân biệt (a) lot, lots, plenty, a great deal, a large amount, a large number, the majority

    Những nhóm từ này có nghĩa tương tự như các từ hạn định much, many và most nhưng về mặt ngữ pháp thì lại không giống. Đặc biệt, of được dùng sau những nhóm từ này ngay cả trước danh từ mà không cần có từ hạn định.

  • Phân biệt loudly và aloud

    Loudly được dùng (như loud) để nói về độ mạnh của tiếng ồn, trái nghĩa với quietly. Aloud thường được dùng với read và think để chỉ những lời nói nói được bật thành tiếng chứ không phải chỉ là những suy nghĩ trong đầu.

  • Cách dùng make trong câu cầu khiến

    Sau make + tân ngữ, chúng ta sử dụng động từ nguyên thể không to. Trong một vài trường hợp, make có thể có myself, yoursefl... theo sau và một quá khứ phân từ. Cấu trúc này được dùng phổ biến với understood và heard.

  • Cách dùng make of, make from và make with

    Chúng ta thường dùng make of khi đã xác định được nguyên liệu dùng để làm ra một vật gì đó. Khi một vật liệu được biến đổi thành hoàn toàn khác để tạo ra một vật gì đó, chúng ta thường dùng make from. Để đề cập một trong số vật liệu được làm ra vật đó chúng ta có thể dùng make with.

  • Phân biệt marry và divorce

    Trong văn phong thân mật, không trang trọng, get married và get divorced được dùng thông dụng hơn mary và divorce khi không có chủ ngữ. Trong văn phong trang trọng, marry và divorce thường được dùng thông dụng hơn.

  • Giới thiệu may, might

    May và might là các động từ khuyết thiếu. May và might chủ yếu thường được dùng để nói về khả năng, cơ hội của những việc đang xảy ra và để xin phép và cho phép (đặc việc trong văn phong trang trọng.)

  • Cách dùng may và might để nói về khả năng

    Chúng ta thường dùng may và might để nói về cơ hội (khả năng) điều gì đó sẽ xảy ra hay thành sự thật. Might không thường được dùng như dạng quá khứ của may, cả may và might đều được dùng để nói về hiện tại và tương lai. Might thường dùng với nghĩa ít chắn chắn hay do dự hơn so với may, ngụ ý về một cơ hội ít hơn - nó được dùng khi ta nghĩ có thể xảy ra những không chắc chắn lắm.

  • Cách dùng may và might để nói về sự cho phép

    May và might được dùng để xin phép, chủ yếu trong văn phong trang trọng. Hai từ này không thông dụng như can và could. Chúng ta thường không dùng may và might để nói về lời xin phép đã chấp thuận hoặc bị từ chối; về sự tự do hay các quy tắc và luật lệ. Thay vào đó, chúng ta dùng can, could hay be allowed.

  • Cách dùng may dùng trong lời cầu chúc và hy vọng

    May (không dùng might) được dùng trong những lời chúc và hy vọng mang tính chất trang trọng. May thường đứng ở đầu câu.

  • Cách dùng may/might...but

    May (đôi khi là might) có thể được dùng để thảo luận thay vì although hay even if để nói rằng điều gì đó là đúng nhưng nó không tạo nên được sự khác biệt gì với vấn đề đang được tranh luận. Trong trường hợp này nó thường có but theo sau.

  • Cách dùng may/might as well

    Cấu trúc này được dùng trong văn phong thân mật, không trang trọng để nói rằng ai đó nên làm gì vì không còn gì khác tốt hơn, không còn gì khác thú vị hơn hay hữu ích hơn để làm. Có một sự khác biệt nhỏ giữa việc sử dụng may và might trong trường hợp này.

  • Cách dùng may, might để đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, chỉ trích

    Might thường được dùng trong mệnh đề khẳng định để đưa ra lời yêu cầu hay đề nghị. Cấu trúc này có thể dùng để phê phán, chỉ trích. Might have + past participle được dùng để nói về sự việc trong quá khứ.

  • Cách dùng may/might và can/could

    Can/could thường được dùng thông dụng hơn may/might. Might/may chủ yếu được dùng trong văn phong trang trọng. Chúng ta thường dùng can/could để nói rằng điều gì đó là có thể: mọi người có thể làm nó, tình huống khiến nó trở nên có thể; hay không gì có thể ngăn được nó. May/might không được dùng trong trường hợp này.

  • Phân biệt maybe và perhaps

    Hai từ mang nghĩa giống nhau và đều được dùng thông dụng. Trong tiếng Anh-Anh, perhaps thường được dùng thông dụng hơn trong văn phong trang trọng. Người Anh thường phát âm perhaps là 'praps'.

  • Cách gọi tên các bữa ăn trong tiếng Anh (meals)

    Người Mỹ thường dùng lunch cho bữa ăn giữa ngày và dinner hoặc supper cho bữa ăn tối. Tuy nhiên, ở những vùng nông thôn, thông thường mọi người thường ăn bữa chính của ngày vào trưa và bữa đó được gọi là dinner còn bữa tối được gọi là supper. Những buổi lễ tiệc như Giáng sinh và Lễ tạ ơn được gọi là Christmas/Thankgiving dinner ngay cả khi người ta ăn vào buổi trưa.

  • Cách dùng mean

    Mean (với nghĩa dự định, lập kế hoạch) có thể có (tân ngữ) + động từ nguyên thể theo sau. Mean (với nghĩa liên quan, có kết quả là) có thể  có một danh từ hoặc -ing theo sau. I mean được dùng như 'một dấu hiệu ngôn từ' để giới thiệu những lời giải thích hay thông tin chi tiết thêm.

  • Cách dùng means

    Cả hai dạng danh từ số nhiều và số ít của means đều có tận cùng bằng -s. By all means không giống như by all possible means. Nó được dùng để cho phép hay động viên ai làm gì đó và có nghĩa là 'tất nhiên' hay 'thôi được...'.

  • Measurements: Dạng rõ ràng và không rõ ràng

    Nhiều tính từ được dùng để chỉ sự đo lường đi với nhau thành từng cặp. Những từ được dùng để chỉ điểm cao nhất của thang đo lường có thể được dùng trong những trường hợp khác để nói về chất lượng chung chung. Chẳng hạn như người ta có thể hỏi vật đó dài bao nhiêu ngay cả khi nó ngắn. Các nhà ngữ pháp học gọi nó là 'cách dùng từ không rõ ràng'.

  • Cách dùng mind

    Mind có nghĩa là 'không thích', 'bị làm phiền bởi', 'phản đối'. Chúng ta thường dùng mind trong các câu hỏi và mệnh đề phủ định. Sau mind, chúng ta có thể dùng dạng -ing hoặc tân ngữ + dạng -ing.

  • Cách dùng miss

    Miss thường dùng để diễn tả ý không gặp được ai hay bỏ lỡ, bị muộn. Chúng ta có thể dùng miss để nói rằng chúng ta tiếc nuối vì không còn ở bên ai hay không còn có thứ gì đó. Một nghĩa khác của miss đó là nhấn mạnh rằng ai/cái gì không còn ở đó.

  • Giới thiệu trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary verbs: introduction)

    Các động từ can, could, may, might, will, would, shall (chủ yếu trong Anh-Anh) should, must, và ought to được gọi là trợ động từ khuyết thiếu. Chúng thường đứng trước động từ nguyên thể chỉ sự chắc chắn, hay bổn phận và tự do hành động.

  • Trợ động từ khuyết thiếu: Ý nghĩa (modal auxiliary verbs: meanings)

    Hầu hết nghĩa của các động từ khuyết thiếu được chia thành hai nhóm. Một nhóm chỉ mức độ chắc chắn: động từ khuyết thiếu có thể dùng để nói về trường hợp chắc chắn, có thể, có khả năng và không thể xảy ra. Nhóm còn lại chỉ bổn phận, sự tự do hành động và những ý tương tự: động từ khuyết thiếu được dùng để nói rằng ai đó có bổn phận làm gì, anh ta/cô ấy có thể làm gì, không gì có thể ngăn cản một chuyện xảy ra hoặc điều gì được cho phép hoặc cấm đoán.

  • Cách dùng more

    Chúng ta có thể dùng "more" như từ hạn định trước một cụm danh từ. Chúng ta không dùng "of" khi không có các từ hạn định khác. Tuy nhiên, "more of" được dùng trực tiếp trước tên người và địa danh. 

  • Cách dùng most

    "Most" có nghĩa là "đa số, hầu hết". Chúng ta không dùng "the" trước "most" với nghĩa này. Chúng ta không dùng "of" sau "most" khi không có các từ hạn định khác (ví dụ: mạo từ hay sở hữu từ). Tuy nhiên, "most of" đứng trước tên riêng và địa danh.

  • Phân biệt much và many

    "Much" được dùng với danh từ không đếm được; many được dùng với danh từ đếm được số nhiều. Chúng ta không dùng "of" sau "much/many" khi có những từ hạn định khác (ví dụ: mạo từ hoặc sở hữu từ). Trước các từ hạn định (như a, the, my, this) và đại từ, chúng ta dùng "much of" và "many of".

  • Tổng quan về must

    "Must" là một động từ khuyết thiếu. Hình thức phủ định rút gọn của "must" là "mustn't" . Must có hai cách phát âm: cách phát âm mạnh /mʌst/ và cách phát âm yếu /m(ə)st/. Cách phát âm yếu được dùng trong hầu hết các trường hợp.

  • Cách dùng must để phỏng đoán một điều chắc chắn xảy ra

    "Must" có thể dùng để kết luận rằng điều gì đó là chắc chắn hay có khả năng xảy ra cao: có lý do chính đáng để tin vào nó hoặc đó là lời giải thích hợp lý nhất cho những gì đang diễn ra. "Must" không được dùng để diễn đạt sự chắc chắn trong mệnh đề phủ định. Chúng ta thường dùng "cannot/can't" để diễn đạt điều gì đó chắc chắn không đúng hoặc không xảy ra.

  • Cách dùng must để chỉ sự cần thiết và bổn phận

    Người Mỹ thường dùng have (got) to trong khi người Anh dùng must. Tuy nhiên, việc dùng have (got) to đang trở nên ngày càng thông dụng hơn trong tiếng Anh-Anh do sự ảnh hưởng của người Mỹ.

  • Một số cách dùng nâng cao của must

    Khi dùng must để nói về bổn phận, những bổn phận đó thường đến từ người nói (và trong câu hỏi, đến từ người nghe). Để nói về một bổn phận đến từ 'bên ngoài' (chẳng hạn một điều luật hay một mệnh lệnh từ một ai đó), chúng thường hay dùng have to hơn. 

  • Tên trong tiếng Anh

    Tên của các thành phố thường khác nhau tùy vào các ngôn ngữ khác nhau, ví dụ thủ đô của Đan Mạch là Kobenhavn được gọi là Kopenhagen trong tiếng Đức, Copenhage trong tiếng Pháp và Copenhagen trong tiếng Anh và Ý. Dưới đây làm một số ví dụ tên tiếng Anh của các thành phố.

  • Tên và danh xưng trong tiếng Anh

    Tên và danh xưng được dùng khi nói về một người và khi nói chuyện với họ. Chúng ta dùng tên chủ yếu để xưng hô trong giao tiếp thân mật, không trang trọng với họ hàng, bạn bè và con cái. Sir và madam được dùng chủ yếu bởi những người làm ngành nghề dịch vụ ở Anh (như nhân viên bán hàng).

  • Quốc tịch, đất nước và vùng miền

    Để đề cập đến một quốc gia hay vùng miền và những thứ liên quan đến nó, luôn cần biết bốn từ: tên quốc gia hoặc vùng miền, tính từ, danh từ số ít được dùng để chỉ người dân của một quốc gia, và nhóm từ số nhiều với the...được dùng để chỉ dân cư hay toàn bộ dân số của một quốc gia.

  • Cách dùng near (to)

    Near có thể được dùng giống như một giới từ. Near to mang nghĩa giống như near nhưng không thông dụng bằng. Near (to) có thể có dạng -ing theo sau.

  • Cách dùng need

    Need thường có hình thức giống như các động từ thường: ngôi thứ ba số ít có -s và dùng do trong câu hỏi và phủ định. Need luôn có một động từ nguyên thể có to theo sau. Need cũng có hình thức hiện tại như các động từ khuyết thiếu: ngôi thứ ba số ít không có -s, câu hỏi và nghi vấn không có do. Trường hợp này, theo sau need là động từ nguyên thể không to.

  • Cấu trúc phủ định: Các quy luật cơ bản

    Chúng ta tạo thể phủ định của động từ bằng việc đặt "not" sau trợ động từ. "Do" thường không được dùng với "be" (ngay cả khi "be" không phải là trợ động từ). Chúng ta đặt "not" trước động từ nguyên thể và dạng -ing. Không dùng "do".

  • Cấu trúc phủ định: Câu hỏi phủ định

    Các cấu trúc phủ định rút gọn và không rút gọn có thứ tự từ khác nhau (câu hỏi phủ định dạng không rút gọn thường mang tính chất trang trọng hơn). Các câu hỏi phủ định có hai nghĩa khác nhau tùy vào những tình huống và ngữ cảnh liên quan.

  • Cấu trúc phủ định với think, hope, seem...

    Khi chúng ta giới thiệu ý tưởng phủ định với think, believe, suppose, imagine và những từ tương tự khác, chúng ta thường chọn động từ đầu tiên mang nghĩa phủ định chứ không phải động từ thứ hai. Nhiều động từ có thể có nguyên thể theo sau. Trong văn phong thân mật, không trang trọng, chúng ta thường hay dùng động từ thứ nhất ở dạng phủ định hơn là động từ nguyên thể, mặc dù điều đó có thể làm thay đổi nghĩa. Điều này xảy ra với các động từ như appear, seem, expect, happen, intend và want. 

  • Cấu trúc phủ định: Phủ định kép

    Trong một số ngôn ngữ, từ mang nghĩa phủ định như nobody, nothing, hay never phải được dùng với một động từ phủ định. Trong tiếng Anh chuẩn, nobody, nothing, never bản thân nó đã mang nghĩa phủ định nên không cần phải thêm not. Nobody, nothing, never mang tính chất nhấn mạnh. Chúng ta thường hay dùng not anybody, not anything, not ever...hơn. Chú ý rằng anything, anybody, ever...không phải những từ mang nghĩa phủ định và chúng cần phải thêm not ở trước để thể hiện nghĩa phủ định.

  • Cấu trúc phủ định: Các câu tối nghĩa

    Trong cấu trúc câu phủ định, not có thể được dùng để phủ định những thành phần khác nhau của một câu. Ý nghĩa chính xác được thể hiện trong lời nói thông qua ngữ điệu và cách nhấn âm và thậm chí trong văn viết, nó luôn được làm rõ nhờ tình huống và ngữ cảnh. Tuy nhiên đôi khi vẫn có những sự nhầm lẫn. Chúng ta có thể tránh điều đó bằng việc sắp xếp lại câu.

  • Cách dùng neither of

    Chúng ta dùng neither trước danh từ số ít với nghĩa 'không phải cái này và cũng chẳng phải cái kia (trong hai cái)'. Chúng ta dùng neither of trước từ hạn định (như the, my, these) và trước đại từ. Khi đó, danh từ hoặc đại từ ở số nhiều. Sau neither of + danh từ/đại từ, chúng ta dùng động từ số ít trong văn phong trang trọng.

  • Cách dùng neither...nor

    Neither...nor được dùng để kết nối hai nghĩa phủ định (trái nghĩa với both...and). Cách dùng này khá trang trọng. Khi các chủ ngữ số ít được kết nối bằng neither...nor, động từ thường là số ít, nhưng động từ cũng có thể là số nhiều trong văn phong thân mật, không trang trọng.

  • Phân biệt neither, nor và not...either

    Chúng ta có thể dùng neither và nor như các trạng từ với nghĩa 'cũng không'. Neither và nor đứng đầu một mệnh đề và sau nó có sự đảo ngữ: trợ động từ + chủ ngữ. Trong giao tiếp rất trang trọng, me neither (và me either, đặc biệt trọng Anh-Mỹ) được dùng thay I...n't either.

  • Phân biệt next, the next và nearest

    Next week, next month...(không có the) là tuần, tháng...sau tuần/tháng hiện tại. The next week, month là quãng thời gian bảy/ba mươi...ngày bắt đầu từ thời điểm nói. The nearest thường hay được dùng hơn khi nói đến nơi chốn - nó có nghĩa "nơi gần nhất". The next có thể dùng cho nơi chốn nếu chúng ta đang nói về chuyển động hay hướng đi. Nó có nghĩa 'sau cái này/cái đó".

  • Cách dùng no, none và not a/any

    "No" có thể dùng thay cho "not a" hoặc "not any" khi chúng ta muốn nhấn mạnh một ý phủ định. Sau "no", danh từ đếm được thường là số nhiều trừ khi ngữ cảnh cần có một danh từ số ít. Trước một từ hạn định (như the, my, this) hay đại từ, chúng ta dùng "none of".

  • Cách dùng no doubt

    No doubt có nghĩa 'có thể' hoặc 'tôi cho rằng' chứ không phải 'chắc chắn'. Để nói điều gì là chắc chắn, chúng ta có thể dùng there is no doubt that (trang trọng), without any doubt (trang trọng), certainly, definitely.

  • Cách dùng no matter

    No matter có thể dùng với who, whose, what, which, where, when, và how. Những nhóm từ này là liên từ dùng để kết hợp với mệnh đề. Có nghĩa tương tự 'bất kể ai/cái gì'. Liên từ no matter who/what thường được dùng giống như whoever, whatever...

  • Phân biệt no more, not any more, no longer, not any longer

    Chúng ta dùng no more với danh từ để nói về số lượng hay mức độ là bao nhiêu. Chúng ta không dùng no more trong tiếng Anh chuẩn hiện đại như một trạng từ để diễn tả sự dừng lại của một hành động và tình huống. Thay vào đó, chúng ta dùng no longer (thường đứng trước động từ), not...any longer hay not...any more.

  • Phân biệt no one và none

    No one (có thể viết là no-one trong Anh-Anh) có nghĩa giống như nobody (không một ai). Từ này không có of theo sau. Để diễn tả ý 'không một ai', chúng ta có thể dùng none (of), not any (of) hay not one (of) (nhấn mạnh hơn). Không dùng no one theo cách này.

  • Những từ không xác định (non-affirmative hay non-assertive words)

    Có một số từ thường không được dùng trong các câu khẳng định (như any, anybody, ever, yet). Khi chúng ta khẳng định hay quả quyết một điều gì là đúng, chúng ta thường dùng những từ khác (ví dụ như some, somebody, once, sometimes, already).

  • Phân biệt not và no

    Chúng ta dùng not để tạo một từ, nhóm từ hoặc mệnh đề phủ định. Chúng ta có thể dùng no với danh từ hoặc dạng -ing với nghĩa 'không có bất cứ gì' hay 'không một cái gì'. Đôi khi các câu được tạo với verb + not và no + noun có nghĩa tương tự. Cấu trúc với no thường mang tính nhấn mạnh hơn.

  • Cách dùng not only

    Trong cấu trúc khá trang trọng not only...but also, not only và but also có thể đứng ngay trước những từ hoặc nhóm từ mà chúng bổ nghĩa. Not only có thể đứng đầu mệnh đề để nhấn mạnh. Trong trường hợp này có trợ động từ + chủ ngữ theo sau; do được dùng nếu không có trợ động từ nào khác. But có thể lược bỏ trong trường hợp này.

  • Bổ nghĩa cho danh từ

    Nhiều danh từ, đặc biệt là danh từ trừu tượng có thể có 'bổ ngữ' theo sau - những từ và nhóm từ khác hoàn thiện nghĩa của chúng. Những bổ ngữ này có thể là cụm giới từ, nhóm từ nguyên thể hoặc mệnh đề (có hoặc không có giới từ).

  • Cấu trúc noun + noun: quy tắc cơ bản

    Nhiều ý thông dụng trong tiếng Anh được diễn đạt bằng noun + noun. Trong cấu trúc này, danh từ thứ nhất bổ nghĩa hoặc miêu tả danh từ thứ hai, hơi giống tính từ. Hai hay nhiều danh từ có thể kết hợp với nhau. Một nhóm gồm hai danh từ có thể bổ nghĩa cho danh từ thứ ba, nhóm này lại bổ nghĩa cho danh từ thứ tư,...

  • Cấu trúc noun + noun: các trường hợp đặc biệt

    Cấu trúc noun + noun được dùng chủ yếu để tạo những nhóm từ phân loại, để đặt tên cho một thứ gì đó. Chúng ta dùng noun + noun đặc biệt để nói về những vật thuộc lớp phổ biến (hai danh từ diễn đạt một ý). Trong những trường hợp khác, chúng ta thường dùng cấu trúc với giới từ hơn.

  • Cách dùng now (that)

    Now (that) có thể được dùng như liên từ. Trong văn phong thân mật, không trang trọng, that thường được lược bỏ.

  • Cách dùng nowadays

    Nowadays là một trạng từ có nghĩa 'ngày nay', 'tại thời điểm hiện tại'. Nowadays không được dùng như một tính từ.

  • Số trong tiếng Anh

    Với phân số bé hơn 1, chúng ta dùng of trước danh từ. Có thể dùng of trước một số thập phân bé hơn 1. Tuy nhiên, số thập phân bé hơn 1 thường có danh từ số nhiều theo sau. Các động từ số ít thường được dùng sau phân số, số thập phân và các nhóm từ chỉ số lượng và sự đo lường.

  • Cách dùng of course

    Chúng ta dùng of course (not) với nghĩa 'như mọi người biết' hoặc 'hiển nhiên'. Of course có thể dùng để đáp lại yêu cầu một cách lịch sự. Nhưng of course không phải lúc nào cũng là một lời đáp lịch sự cho một phát biểu về sự kiện nào đó.

  • Cách dùng often

    Often chủ yếu được dùng cho những hành vi theo thói quen, có nghĩa 'thường xuyên vào những dịp khác nhau'. Để nói 'thường xuyên vào một dịp', chúng ta thường dùng cách diễn đạt khác (ví dụ: a lot of times, several times, keep...ing).

  • Cách dạng động từ tiếng Anh cổ

    Tiếng Anh của vài trăm năm trước khác nhiều so với tiếng Anh hiện đại về ngữ pháp, từ vựng, cách phát âm và chính tả đều thay đổi đáng kể kể từ thời của Shakespeare. Một trong số những thay đổi lớn đó là cách mà động từ được dùng. Tiếng Anh cổ có động từ ngôi thứ hai số ít riêng biệt kết thúc bằng -st cùng với một đại từ ngôi thứ hai số ít tương đương thou (dạng tân ngữ là thee, sở hữu từ là thy, thine). Có cả động từ ngôi thứ ba số ít kết thúc bằng -th và ye có thể được dùng như một đại từ ngôi thứ hai số nhiều.

  • Cách dùng trạng từ once

    Khi once có nghĩa 'vào lúc nào đó', chúng ta dùng nó để nói về quá khứ chứ không phải tương lai. Để đề cập đến một thời điểm ở tương lai không xác định, chúng ta có thể dùng sometime hoặc one day. Khi once có nghĩa nhấn mạnh 'một lần' (không phải hai hay ba lần), nó có thể dùng để nói về bất cứ thời gian nào, bao gồm cả tương lai.

  • Cách dùng liên từ once

    'Once' có thể được dùng như một liên từ có nghĩa 'sau khi' (after), 'ngay khi' (as soon as). Nó thường chỉ điều gì đó đã xong hoặc hoàn thiện và chủ yếu được dùng với thì hoàn thành. Chú ý chúng ta không dùng 'that' sau 'once'.

  • Cách dùng từ thay thế one

    Chúng ta thường dùng 'one' thay vì lặp lại một danh từ đếm được số ít. Chúng ta có thể bỏ 'one(s)' ngay sau 'which, this, that, another, either, neither' và so sánh nhất. Chúng ta không dùng 'one(s)' ngay sau 'my, your, some, several, (a) few, both' hay một số.

  • Cách dùng đại từ nhân xưng bất định one, you và they

    Chúng ta có thể dùng 'one' hoặc 'you' để nói chung về người bao gồm cả người nói và người nghe. 'One' thì trang trọng hơn 'you' (và thông dụng hơn trong văn viết). 'One' và 'you' chỉ được dùng theo cách này trong các phát biểu rất chung chung, khi chúng ta đang nói về 'bất kỳ ai, tại bất kỳ thời điểm nào đó'.

  • Cách dùng one of...

    Sau 'one of' chúng ta thường dùng dạng số nhiều. Tuy nhiên, 'one of' cũng được dùng với danh từ số ít để chỉ một nhóm. Sau 'one of', cụm danh từ phải có từ hạn định (ví dụ như the, my, those).

  • Cách dùng only

    'Only' có thể được dùng như một trạng từ tập trung (focusing adverb). Nó có thể nhấn mạnh đến các phần khác nhau của một câu. 'Only' thường đứng trước chủ ngữ mà nó nhấn mạnh. Khi 'only' nhấn mạnh một phần khác của câu, nó thường đứng trước động từ thường và sau trợ động từ.

  • Cách dùng open

    Chúng ta thường dùng 'open' không phải 'opened' như một tính từ. 'Opened' được dùng như thì quá khứ và quá khứ phân từ của động từ 'open', để nói về hành động mở gì đó. Chú ý rằng 'open' không phải một từ bình thường để chỉ việc gài nút áo, mở công tắc hay vòi nước.

  • Phân biệt opportunity và possibility

    Chúng ta thường nói ai đó có cơ hội làm gì (somebody has the opportunity to do/of doing something). 'Possibility' không được dùng với cấu trúc này. Thông thường chúng ta sẽ nói 'there is a possibility of something happening' (có khả năng cho một việc gì đó xảy ra).

  • Cách dùng tính từ chỉ vị trí opposite

    Chúng ta đặt tính từ 'opposite' trước một danh từ khi chúng ta đang nói về những cặp đồ vật đối diện hay tương phản với nhau. Chúng ta đặt 'opposite' sau danh từ khi nó có nghĩa 'đối diện với người nói hoặc người nghe' hoặc 'đối diện với một người hoặc nơi chốn đã được nhắc đến'.

  • Phân biệt opposite, facing và in front of

    Chúng ta không dùng 'in front of' với nghĩa 'across a road/river/room...from'. Ý này thường được diễn đạt bằng 'opposite' hoặc 'facing'. (Anh-Mỹ cũng dùng 'across from'). 'In front of' thường trái nghĩa với 'behind' (phía sau).

  • Cách dùng ought

    Ought là một động từ khuyết thiếu. Khi đi với ngôi thứ ba số ít ought không thêm -s. Sau ought, chúng ta dùng động từ nguyên thể có to. (Điều này khiến cho ought trở nên khác biệt so với các động từ khuyết thiếu khác.)

  • Cách dùng out of

    Out of là giới từ trái nghĩa của into. Out of được dùng với nghĩa 'đi qua' khi chúng ta đề cập đến nơi chốn người/vật đi qua. Trong Anh-Mỹ, out thường được dùng mà không có of trong trường hợp này.

  • Cách dùng own

    Chúng ta chỉ dùng own sau một sở hữu từ. Nó không đứng ngay sau mạo từ. Chúng ta không dùng mine, yours... với own, nhưng chúng ta có thể lược bỏ danh từ sau own, your own... nếu nghĩa đã rõ.

  • Paragraphs: đoạn văn

    Bài văn tiếng Anh thường được chia thành nhiều khối được gọi là 'đoạn' (paragraphs) để giúp chúng ta đọc dễ dàng hơn. Các đoạn có thể thay đổi theo độ dài, từ vài trăm từ (ví dụ như trong văn chương hoặc văn viết học thuật), đến một vài câu ( ví dụ như trong báo chí hoặc thư từ). Sự phân chia đoạn văn luôn được thể hiện bằng việc bắt đầu văn bản trên một dòng mới và thụt đầu dòng (để một khoảng trống ở đầu dòng).

  • Cách dùng part

    'A' luôn được lược bỏ trước 'part of' nếu không có tính từ.

  • Phân từ (dạng -ing và -ed): Giới thiệu

    Khi dạng -ing được dùng trong những cách nhất định, ví dụ như các phần của các hình thức động từ hoặc tính từ (xem bên dưới), chúng được gọi là 'hiện tại phân từ' (present participles). Các dạng như broken, gone, opened, started được gọi là 'quá khứ phân từ' (past participle). Đây không phải là các tên gọi phù hợp vì cả hai hình thức có thể dùng để nói về quá khứ, hiện tại hoặc tương lai.

  • Phân từ (dạng -ing và -ed): chủ động và bị động

    Khi dạng -ing được dùng như tính từ hoặc trạng từ, chúng có nghĩa tương tự như các động từ chủ động. Hầu hết quá khứ phân từ có nghĩa bị động khi chúng được dùng như tính từ hoặc trạng từ.

  • Chi tiết hơn về phân từ (dạng -ing và -ed)

    Phân từ có thể thường được dùng như tính từ đứng trước danh từ hoặc sau be và những động từ nối khác. Chúng ta thường dùng phân từ sau danh từ để làm rõ hơn về danh từ đó, tương tự như khi ta dùng mệnh đề quan hệ.

  • Phân từ (dạng -ing và -ed) được sử dụng như một mệnh đề

    Phân từ có thể kết hợp với những từ khác để tạo thành mệnh đề phân từ. Mệnh đề phân từ có thể dùng sau danh từ và đại từ. Mệnh đề phân từ thường rất giống mệnh đề quan hệ, ngoại trừ chúng có phân từ thay vì động từ đầy đủ.

  • Hình thức bị động: Cấu trúc bị động và hình thức bị động của động từ

    Chúng ta thường tạo thể bị động của động từ bằng việc dùng các thì của trợ động từ theo sau bởi quá khứ phân từ (=pp) của động từ. Tương lai tiếp diễn bị động (will be being + pp) và hoàn thành tiếp diễn bị động (has been being + pp) thì không thông dụng.

  • Hình thức bị động: Các tác nhân

    Trong một mệnh đề bị động, chúng ta luôn dùng 'by' để giới thiệu các tác nhân - người hoặc vật thực hiện hành động, hoặc gây nên chuyện gì. (Chú ý rằng các tác nhân được đề cập chỉ chiếm khoảng 20% mệnh đề bị động). 

  • Khi nào dùng cấu trúc bị động?

    Chúng ta thường dùng cấu trúc bị động khi muốn nói về hành động nhưng không muốn nói về người hay vật gây ra. Dạng bị động không có những tác nhân thường dùng trong văn viết khoa học hay để giảng dạy cũng vì lý do này.

  • Hình thức bị động: Động từ có hai tân ngữ

    Nhiều động từ có thể có hai tân ngữ theo sau là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp như give, send, show, lend, pay, promise, refuse, tell, offer. Những động từ này thường đề cập đến một người (tân ngữ gián tiếp) và một vật (tân ngữ trực tiếp).

  • Hình thức bị động: Động từ đi kèm giới từ

    Tân ngữ của động từ đi kèm giới từ có thể trở thành chủ ngữ trong cấu trúc bị động. Nếu đã có một tân ngữ trực tiếp, tân ngữ thứ hai (sau giới từ) không thể trở thành chủ ngữ trong câu bị động. Chú ý rằng danh từ hoặc đại từ sở hữu không thể trở thành chủ ngữ bị động.

  • Hình thức bị động: Tân ngữ là một mệnh đề

    Một vài câu có tân ngữ là một mệnh đề. Những mệnh đề này không thể trở thành chủ ngữ của câu bị động. Tuy nhiên, ta có thể dùng cấu trúc bị động với chủ ngữ giả IT.

  • Hình thức bị động: He is believed to be ...

    Nhiều động từ có thể được theo sau bởi tân ngữ + động từ nguyên thể. Cấu trúc bị động tương tự như He is believed to... rất thông dụng và thường xuất hiện trên các bản tin. Chú ý rằng với động từ say, cấu trúc dùng động từ nguyên thể chỉ có thể ở hình thức bị động.

  • Hình thức bị động: He was considered a genius

    Sau một số động từ, tân ngữ trực tiếp có thể có bổ ngữ theo sau - bổ ngữ thường là một danh từ hoặc một tính từ nhằm miêu tả hoặc phân loại tân ngữ. Trong mệnh đề bị động, chúng là bổ ngữ của chủ ngữ và thường đứng sau động từ.

  • Hình thức bị động: Động từ chỉ kết quả hoàn tất

    Một số động từ đề cập đến các hành động tạo ra kết quả đã hoàn tất như cut, build, pack, close. Các động từ khác không đề cập đến các hành động này như push, live, speak, hit, carry. Quá khứ phân từ của các động từ kết quả hoàn tất và một số thể bị động của chúng có thể có hai nghĩa. Chúng có thể đề cập đến hành động hoặc chúng có thể diễn tả kết quả (khá giống tính từ). 

  • Thì quá khứ đơn

    Chúng ta dùng thì quá khứ đơn cho nhiều sự kiện khác nhau trong quá khứ: những hành động ngắn kết thúc nhanh, những tình huống dài hơn và những tình huống lặp đi lặp lại. Nhìn chung, thì quá khứ đơn là một thì thông dụng để nói về quá khứ; chúng ta dùng nó nếu chúng ta không có một lý do đặc biệt để dùng thì khác.

  • Thì quá khứ tiếp diễn

    Chúng ta dùng thì quá khứ tiếp diễn để nói rằng điều gì đó đang diễn ra xunh quanh một thời điểm cụ thể trong quá khứ. Chúng ta thường dùng quá khứ tiếp diễn cùng với quá khứ đơn. Quá khứ tiếp diễn đề cập đến hành động hay sự kiện 'nền' kéo dài; quá khứ đơn đề cập đến hành động hoặc sự kiện ngắn hơn xen vào giữa hành động dài hơn hoặc làm gián đoạn nó.

  • Thì quá khứ hoàn thành

    Quá khứ hoàn thành dùng để nói về một hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong quá khứ.

  • Quá khứ hoàn thành: Những điểm cần lưu ý

    Chúng ta đôi khi dùng liên từ (ví dụ: after, as soon as, when, once) để nói về hai hành động hoặc sự kiện xảy ra nối tiếp nhau. Không dùng thì quá khứ hoàn thành trong trường hợp này và chúng ta sẽ không 'quay lại' thời điểm chúng ta đang nói đến mà chúng ta chỉ đơn giản đi tiếp từ một sự kiện đến sự kiện tiếp theo.

  • Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

    Chúng ta dùng quá khứ hoàn thành tiếp diễn để nhấn mạnh tính liên tục của hành động hoặc sự việc kéo dài tới một thời điểm trong quá khứ. Chúng ta dùng quá khứ hoàn thành tiếp diễn chứ không dùng quá khứ tiếp diễn để nói điều gì đã diễn ra được bao lâu tính đến một thời điểm trong quá khứ.

  • Động từ quá khứ với nghĩa hiện tại hoặc tương lai

    Thì quá khứ không phải lúc nào cũng mang nghĩa quá khứ. Trong một số loại câu, chúng ta có thể dùng các động từ như I had, you went hay I was wondering để nói về hiện tại hoặc tương lai. 

  • Động từ ở thì hoàn thành

    Hình thức động từ hoàn thành thường thể hiện thời gian bắt đầu của một sự kiện trước một thời điểm khác khác (quá khứ, hiện tại, tương lai). Nhưng hình thức hoàn thành không chỉ thể hiện thời gian của sự việc mà nó còn thể hiện cách người nói nhìn nhận sự việc - có thể được kết nối với một sự kiện sau đó hoặc được hoàn thành trước một khoảng thời gian nhất định. Vì lẽ đó, ngữ pháp thường nói về 'thể hoàn thành' hơn là 'các thì hoàn thành'.

  • Đại từ nhân xưng: kiến thức cơ bản

    Các từ I, me, you, he, him, she, her, it, we, us, they và them được gọi là đại từ nhân xưng. (Đây là một cái tên gây nhầm lẫn: it, they và them dùng để chỉ cả người và vật.) Đại từ nhân xưng được dùng khi không cần thiết phải dùng một cụm danh từ chính xác.

  • Đại từ nhân xưng: Cách dùng nâng cao

    Chúng ta thường dùng hình thức tân ngữ trong chủ ngữ kép ở văn nói thân mật, không trang trọng. Sau as và than, hình thức tân ngữ thường được dùng trong văn phong thân mật, không trang trọng.

  • Piece- và group-words

    Để nói về số lượng giới hạn của một vật nào đó, chúng ta có thể dùng một từ chỉ đơn vị đi với of, đặt trước danh từ không đếm được. Những từ thông dụng nhất thuộc loại này là piece và bit. Bit (không trang trọng) chỉ một số lượng nhỏ.

  • Cách dùng place

    Trong văn phong thân mật, place thường được theo sau bởi một động từ nguyên thể hoặc một mệnh đề quan hệ, mà không cần có giới từ hoặc đại từ quan hệ. Chúng ta không dùng a place where trước một động từ nguyên thể.

  • Phân biệt play và game

    A play là một mẫu văn viết kịch dùng trong các rạp hát, truyền thanh hoặc truyền hình. A game là một hoạt động như chơi cờ, đá bóng hoặc chơi bài. Play có thể dùng với nghĩa giống như act trước tên của một nhân vật trong một vở kịch hoặc bộ phim.

  • Phân biệt please và thank you

    Chúng ta dùng please để lời yêu cầu lịch sự hơn. Trong tiếng Anh, không có câu đáp lại cho Thank you, đặc biệt người Anh thường không hay đáp lại khi họ được cảm ơn vì một điều nhỏ nhặt. Nếu cần có một lời đáp lại thì chúng ta có thể nói Not at all (khá trang trọng), You've welcome, That's (quite) all right hoặc That's OK (thân mật). Một số người nói No problem (thân mật).

  • Cách dùng point of view để nêu quan điểm

    Thành ngữ from somebody's point of view không hoàn toàn giống với in somebody's view/opinion. Nó thường diễn được một ý như 'địa vị của một người trong cuộc sống' (chẳng hạn như học sinh, một người phụ nữ, một người Hy Lạp hoặc một tín đồ.) và được dùng để nói một người bị ảnh hưởng như thế nào bởi những gì xảy ra.

  • Các cách diễn đạt lịch sự: sử dụng câu hỏi

    Chúng ta hay yêu cầu ai đó làm gì cho mình bằng các câu hỏi yes/no. (Điều này chỉ ra rằng người nghe có thể lựa chọn đồng ý hay không.) Câu hỏi yes/no gián tiếp có thể dùng trong yêu cầu lịch sự.

  • Các cách diễn đạt lịch sự: sử dụng động từ

    Chúng ta có thể làm cho lời yêu cầu (và câu hỏi, đề nghị, phát biểu) ít trực tiếp hơn (và lịch sự hơn) bằng cách dùng các dạng động từ chỉ sự 'cách biệt' với thực tế hiện tại. Các thì quá khứ thường được dùng để làm điều này.

  • Các cách diễn đạt lịch sự: nhóm từ làm giảm nhẹ

    Chúng ta có thể diễn đạt ý kiến và ý định một cách ít thẳng thừng (như thế sẽ lịch sự hơn) bằng việc dùng những nhóm từ làm giảm nhẹ như quite, rather, kinds of, a bit, maybe...Chúng ta có thể nói chúng ta đang nghĩ về việc làm gì đó, thay vì diễn đạt dự định của bản thân một cách trực tiếp.

  • Phân biệt politics và policy

    Politics (là danh từ không đếm được nhưng luôn có -s) được dùng để nói về chính phủ và những ý liên quan. Policy được dùng cho những quy tắc về hành vi (không nhất thiết phải liên quan đến chính trị).

  • Sở hữu từ: noun + 's

    Có nhiều hình thức để chỉ sự sở hữu - 1 trong số đó là sở hữu cách. Chúng ta thêm 's sau danh từ chỉ chủ sở hữu. Với những danh từ số nhiều, ta chỉ việc thêm dấu '. Sỡ hữu cách thường dùng với người và con vật.

  • Sở hữu từ: noun + 's (cách dùng)

    Chúng ta chủ yếu dùng cấu trúc 's để nói về sự sở hữu, mối quan hệ và tính cách, đặc biệt khi danh từ thứ nhất đề cập đến một người hoặc một con vật, hay một quốc gia, tổ chức hoặc các nhóm sinh vật sống khác.

  • Sở hữu từ với my, your...

    My, your, his, her, its, our và their là các từ hạn định và được dùng ở đầu cụm danh từ. One's và whose cũng là những từ hạn định/đại từ sở hữu. Nếu chúng ta muốn dùng a/an hay this, that...với một sở hữu từ, chúng ta dùng '...of mine'.

  • Sở hữu từ: mine, yours

    Mine, yours, his, hers, ours và theirs tương tự như my, your...nhưng chúng không phải là một từ hạn định, và có thể dùng mà không cần có danh từ theo sau. Không dùng one's khi không có một danh từ theo sau; thay vào đó chúng ta dùng one's own.

  • Sở hữu từ: A friend of mine...

    Chúng ta không đặt sở hữu từ giữa một từ hạn định và một danh từ. Chúng ta có thể nói my friend, Ann's friend, a friend hoặc that friend nhưng không nói a my friend, hay that Ann's friend. Thay vào đó, chúng ta dùng cấu trúc với of + sở hữu từ.

  • Cách dùng prefer

    Khi chúng ta nói rằng chúng ta thích một hoạt động này hơn một hoạt động khác, chúng ta dùng các động từ ở dạng -ing. Động từ -ing thứ hai có thể được giới thiệu bằng 'to' hoặc 'rather than' (trang trọng hơn). 'Prefer' cũng có thể được theo sau bởi động từ nguyên thể (thường gặp đối với 'would prefer'). Trong trường hợp này, sau 'rather than' có thể là một động từ nguyên thể không có 'to' hoặc 1 động từ đuôi -ing.

  • Tiền tố và hậu tố

    Các tiền tố và hậu tố thường gặp trong tiếng Anh.

  • It làm chủ ngữ giả

    Khi chủ ngữ của một mệnh đề là một cụm động từ nguyên thể, nó thường không đứng đầu câu. Chúng ta thường bắt đầu với một 'chủ ngữ giả' it và đặt cụm động từ nguyên thể ở sau (những phần dài hay phức tạp được đặt ở cuối câu). Chủ ngữ giả it hay dùng trước be + adjective/noun.

  • It làm tân ngữ giả

    Đôi khi chúng ta có thể dùng it như tân ngữ giả. Cách này được dùng khi tân ngữ của một động từ là cụm động động từ nguyên thể hoặc một mệnh đề hay khi mệnh đề có một tính từ hoặc bổ ngữ danh từ. Chẳng hạn, thay vì nói 'I find to talk to you difficult', chúng ta lại nói 'I find it difficult to talk to you'.

  • Giới từ: giới thiệu

    Thật khó để sử dụng các giới từ một cách chính xác trong một ngoại ngữ. Hầu hết các giới từ trong tiếng Anh có một số chức năng khác nhau và những chức năng này tương ứng với một vài giới từ khác nhau trong một ngôn ngữ khác. Tại một thời điểm, những giới từ khác nhau có thể có các cách dùng tương tự.

  • Giới từ sau các từ và nhóm từ cụ thể

    Thật không dễ để biết được nên dùng giới từ nào sau một danh từ, động từ hoặc tính từ cụ thể. Đây là một vài tổ hợp thông dụng nhất thường gây khó khăn cho người học tiếng Anh. Sự thay đổi có thể xảy ra và cách dùng Anh-Anh và Anh-Mỹ đôi khi khác nhau.

  • Giới từ: trước những từ và nhóm từ cụ thể

    Đây là danh sách của một số cụm từ thường gây khó khăn cho người dùng. Đối với những cụm giới từ + danh từ khác, hãy tra từ điển.

  • Giới từ: các diễn đạt không có giới từ

    Không dùng giới từ trước một số các cụm từ chỉ thời gian bắt đầu bằng next, last, this, that (đôi khi), one, every, each, some, any (trong văn phong thân mật, không trang trọng), all. Trong văn phong thân mật, không trang trọng, chúng ta đôi khi lược bỏ on trước tên các ngày trong tuần.

  • Giới từ: đứng cuối mệnh đề

    Giới từ thường kết nối hai từ loại với nhau: (1) danh từ, tính từ, hoặc động từ đứng trước nó và (2) tân ngữ giới từ - một cụm danh từ hoặc đại từ đứng sau giới từ. Trong một số cấu trúc, chúng ta có thể đặt tân ngữ giới từ ở đầu hay gần đầu mệnh đề. Trong trường hợp này, giới từ không luôn đi theo nó - nó có thể đi cùng với động từ, tính từ, danh từ của nó ở cuối mệnh đề.

  • Giới từ: trước liên từ

    Giới từ không được dùng trực tiếp trước liên từ 'that'. Trong câu gián tiếp, sau các từ đề cập đến việc nói, viết, nghĩ... - giới từ luôn được lược bỏ trước mệnh đề 'that'. Giới từ cũng được lược bỏ trước 'that' sau nhiều từ thông dụng đề cập đến phản ứng cảm xúc.

  • Giới từ: dạng -ing và nguyên thể

    Giới từ thường không đặt trước động từ nguyên thể trong tiếng Anh. Sau động từ/danh từ/tính từ + giới từ, chúng ta luôn dùng dạng -ing của động từ theo sau. Trong một số trường hợp, chúng ta lược bỏ giới từ và dùng một động từ nguyên thể.

  • Hiện tại hoàn thành: Quy tắc chung

    Chúng ta dùng thì hiện tại hoàn thành đặc biệt để nói về một sự kiện hay hành động đã kết thúc có liên quan đến hiện tại theo một cách nào đó. Khi chúng ta dùng thì hiện tại hoàn thành, chúng ta đang nói về quá khứ và hiện tại cùng một lúc.

  • Hiện tại hoàn thành: Hoàn thành hay quá khứ?

    Chúng ta dùng hiện tại hoàn thành nếu chúng ta đang nói về quá khứ và hiện tại cùng một lúc. Chúng ta không dùng hiện tại hoàn thành nếu chúng ta không đang nói về hiện tại. Chúng ta không dùng hiện tại hoàn thành để kể chuyện.

  • Hiện tại hoàn thành: Một số lưu ý

    Chúng ta thường dùng hiện tại hoàn thành khi nói về những sự kiện trong quá khứ cùng với kết quả ở hiện tại. Tuy nhiên, chúng ta hay dùng thì quá khứ để xác định người, vật hoặc tình huống chịu trách nhiệm đối với tình huống hiện tại (vì chúng ta chỉ đang nói về nguyên nhân trong quá khứ chứ không phải kết quả ở hiện tại).

  • Hiện tại hoàn thành tiếp diễn

    Chúng ta dùng hiện tại hoàn thành tiếp diễn để nói về những hành động và sự việc bắt đầu trong quá khứ và vẫn đang tiếp diễn ở hiện tại.

  • Hiện tại hoàn thành hay hiện tại hoàn thành tiếp diễn

    Chúng ta dùng hiện tại hoàn thành tiếp diễn chủ yếu cho những hành động hoặc sự việc ngắn, mang tính tạm thời. Khi  nói về những sự việc dài hơn, mang tính chất thường xuyên, chúng ta hay dùng hiện tại hoàn thành hơn.

  • Hiện tại hoàn thành hay hiện tại

    Chúng ta dùng hiện tại hoàn thành để nói sự việc hay hành động diễn ra được bao lâu cho đến thời điểm hiện tại. Chúng ta dùng hiện tại hoàn thành sau This is the first time that..., it's the second...that... và các cấu trúc tương tự.

  • Các thì hiện tại: giới thiệu

    Hầu hết các động từ trong tiếng Anh có hai thì hiện tại. Các hình thức như I wait, she thinks được gọi là 'hiện tại đơn', hình thức như I am waiting hay she's thinking được gọi là 'hiện tại tiếp diễn'. Hai thì hiện tại được dùng theo những cách khác nhau.

  • Cấu trúc của thì hiện tại đơn

    Cách phát âm của các động từ có tận cùng là -(e)s phụ thuộc vào âm đứng trước nó. Quy tắc giống như cách phát âm số nhiều tận cùng là -(e)s. Chú ý cách phát âm không theo quy tắc của says (/sez/) chứ không phải /seiz/ và does /dʌz/ chứ không phải /du:z/.

  • Cách dùng thì hiện tại đơn

    Chúng ta thường dùng hiện tại đơn để nói về những tình huống mang tính lâu dài hoặc về những việc xảy ra đều đặn, lặp đi lặp lại. Không dùng hiện tại đơn để nói về tình huống hay hành động tạm thời chỉ xảy ra xung quanh hiện tại.

  • Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn

    Chúng ta dùng hiện tại tiếp diễn để nói về hành động và tình huống tạm thời đang diễn ra ngay bây giờ hoặc 'xunh quanh bây giờ': trước, trong và sau thời điểm nói. Hiện tại tiếp diễn có thể đề cập đến hành động và sự kiện lặp lại nếu chúng vừa mới xảy ra quanh thời điểm hiện tại.

  • Các thì hiện tại: Kể chuyện, tường thuật, chỉ thị

    Thì hiện tại thường được dùng để kể chuyện trong văn phong thân mật, không trang trọng. Hiện tại đơn được dùng cho những sự kiện xảy ra lần lượt. Hiện tại tiếp diễn được dùng làm nền - những sự việc đã xảy ra khi câu chuyện bắt đầu, hoặc tiếp tục xuyên suốt câu chuyện. (Giống như sự khác biệt giữa quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn.)

  • Các thì hiện tại: Một số lưu ý

    Hiện tại tiếp diễn có thể đề cập đến hành động hoặc sự kiện lặp lại nếu chúng xảy ra quanh thời điểm nói. Nhưng chúng ta không dùng hiện tại tiếp diễn đối với hành động và sự kiện lặp lại không liên quan đến thời điểm nói.

  • Cách dùng presently

    Khi presently có nghĩa là 'ngay bây giờ', 'hiện tại', nó luôn đứng trước động từ thường và sau trợ động từ. Một ý nghĩa cổ của presently ( trở nên ít thông dụng hơn) là 'không phải bây giờ, lát nữa', 'một chút'. Với nghĩa này, presently thường đứng cuối hoặc đứng tách biệt như một câu trả lời ngắn.

  • Phân biệt price và prize

    Price là cái mà bạn phải trả khi mua gì đó. Prize là cái mà bạn nhận khi làm một điều đặc biệt hoặc nếu bạn thắng một cuộc thi.

  • Phân biệt principal và principle

    Principal và principle có cùng cách phát âm. Tính từ pricinpal có nghĩa 'chính yếu', 'quan trọng nhất'. Danh từ principal có nghĩa 'ông hiệu trưởng' hay 'bà hiệu trưởng' (đặc biệt trong Anh-Anh, các trường dành cho người lớn). A principle là một quy luật khoa học hay nguyên tắc đạo đức.

  • Hình thức động từ tiếp diễn: Tổng quát

    Hình thức tiếp diễn không chỉ đơn giản diễn tả thời gian của sự việc. Nó còn thể hiện cách người nói chứng kiến sự việc như thế nào - thường thường là đang xảy ra và tạm thời hơn là hoàn thành hoặc thường xuyên. (Vì điều này, ngữ pháp thường nói về 'khía cạnh tiếp diễn' hơn là 'các thì tiếp diễn'.)

  • Hình thức tiếp diễn: Các động từ không có dạng tiếp diễn

    Một số động từ gần như không bao giờ hoặc không bao giờ ở hình thức tiếp diễn. Nhiều động từ không ở hình thức tiếp diễn thường đề cập đến trạng thái hơn là hành động. Một số khác đề cập đến trạng thái tinh thần (như know, think, believe), số khác được dùng đề cập đến cảm giác (như smell, taste). 

  • Hình thức tiếp diễn: với always...

    Chúng ta có thể dùng always, continually và những từ tương tự với hình thức tiếp diễn để diễn tả nghĩa 'rất thường xuyên'. Cấu trúc này được dùng để nói về những việc xảy ra rất thường xuyên (có thể thường xuyên hơn mong đợi) và những việc bất ngờ, không lên kế hoạch trước.

  • Dấu câu trong tiếng Anh: dấu chấm, dấu hỏi và dấu chấm than

    Dấu chấm, dấu hỏi, và dấu chấm than được dùng để kết thúc câu. Sau các dấu này, câu mới được bắt đầu bằng chữ hoa. Chúng ta thường không đặt dấu chấm, dấu hỏi hay dấu chấm than trước hoặc sau các câu chưa hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp.

  • Dấu câu trong tiếng Anh: Dấu hai chấm

    Dấu hai chấm được dùng trước những lời giải thích hoặc những chi tiết thêm vào. Trong Anh-Anh, việc viết hoa chữ cái đầu tiên sau dấu chấm than không thông dụng (trừ khi bắt đầu trích dẫn). Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra nếu sau dấu hai chấm là một vài câu hoàn chỉnh.

  • Dấu câu trong tiếng Anh: Dấu chấm phẩy

    Dấu chấm phẩy (;) đôi khi được dùng thay cho dấu chấm trong trường hợp các câu độc lập về mặt ngữ pháp nhưng có nghĩa tiếp nối nhau. Dấu chấm phẩy không thông dụng như dấu phẩy hay dấu chấm. Dấu chấm phẩy có thể dùng để tách các mục trong một danh sách, đặc biệt khi chúng khá phức tạp về mặt ngữ pháp.

  • Dấu câu trong tiếng Anh: Dấu phẩy

    Các mệnh đề được kết nối bằng and, but, or luôn được ngăn cách bởi dấu phẩy trừ khi chúng quá ngắn. Chúng ta không đặt dấu phẩy giữa những câu tách biệt về ngữ pháp (ở những nơi mà dấu chấm hoặc dấu chấm phẩy có thể dùng).

  • Dấu câu trong tiếng Anh: Dấu gạch ngang

    Dấu gạch ngang đặc biệt được dùng trong văn viết không trang trọng. Chúng được dùng giống như cách dùng của dấu hai chấm, dấu chấm phẩy hay dấu ngoặc. Dấu gạch ngang có thể được dùng để giới thiệu phần được suy nghĩ thêm, sự bất ngờ hay ngạc nhiên.

  • Dấu câu trong tiếng Anh: Dấu trích dẫn

    Chúng ta dùng dấu trích dẫn (ngoặc đơn hay hoặc kép) khi chúng ta trích dẫn lời nói trực tiếp. Đối với trích dẫn trong trích dẫn, chúng ta dùng dấu ngoặc kép bên trong dấu ngoặc đơn (hoặc ngoặc đơn bên trong dấu ngoặc kép).

  • Dấu câu trong tiếng Anh: Dấu móc lửng (')

    Dấu (') có thể thay thế các chữ trong hình thức rút gọn. Chúng ta dùng dấu (') trước hoặc sau sở hữu từ có tận cùng bằng -s. Các từ không có số nhiều đôi khi được thêm (') khi chúng ta viết chúng ở dạng số nhiều.

  • Câu hỏi: Quy tắc cơ bản

    Trong câu hỏi, trợ động từ thường đứng trước chủ ngữ. 'Do' không được dùng với các trợ động từ khác hoặc với 'be'. Chỉ có trợ động từ mới đứng trước chủ ngữ chứ không phải toàn bộ các loại động từ. Khi who, which, what hay whose là chủ ngữ (hoặc một phần của chủ ngữ), chúng ta không dùng 'do'.

  • Câu hỏi: câu hỏi dạng khẳng định

    Những câu hỏi dạng khẳng định thường được dùng khi người nói nghĩ anh ấy/cô ấy biết hoặc đã hiểu gì đó nhưng muốn chắc chắn hoặc diễn tả sự ngạc nhiên. Trong câu hỏi loại này ngữ điệu đi lên ở cuối câu.

  • Câu hỏi: Câu hỏi tu từ

    Câu hỏi không phải luôn luôn chỉ để hỏi thông tin. Trong nhiều ngôn ngữ, câu hỏi có câu trả lời rõ ràng vẫn có thể được như một cách để thu hút sự chú ý đến thứ gì đó. Những câu hỏi thuộc loại này được gọi là câu hỏi tu từ.

  • Câu hỏi: Câu hỏi lặp lại

    Để hỏi lại những gì đã được nói, người nói có thể lặp lại những gì anh ấy/cô ấy đã nghe được. Câu hỏi này thường dùng ngữ điệu đi lên. Người nói có thể hỏi lại một câu hỏi bằng việc lặp lại nó với ngữ điệu đi lên. Chú ý chúng ta dùng cấu trúc câu hỏi thông thường với thứ tự từ đảo lộn chứ không phải cấu trúc câu hỏi gián tiếp trong trường hợp này.

  • Câu hỏi: đáp lại câu hỏi

    Những câu trả lời ngắn thường được dùng trong những đoạn hội thoại để thể hiện người nghe đang chú ý và cảm thấy thích thú. Chúng được thành lập bởi cấu trúc trợ động từ + đại từ như câu hỏi đuôi.

  • Câu hỏi: Mệnh đề có từ để hỏi

    Các mệnh đề bắt với từ để hỏi có thể để cập đến câu hỏi và câu trả lời cho câu hỏi. Chúng thường có vai trò như tân ngữ của động từ, chẳng hạn, khi câu hỏi và câu trả lời của chúng được tường thuật.

  • Câu hỏi: Mệnh đề that

    Câu hỏi wh- thường là mệnh đề chính trong câu bắt đầu bằng từ để hỏi. Tuy nhiên, trong câu hỏi cũng có thể có mệnh đề phụ that sau các động từ như wish, think hoặc say. That luôn được lược bỏ khi từ để hỏi là chủ ngữ của mệnh đề phụ.

  • Câu hỏi đuôi:Thông tin cơ bản

    Câu hỏi đuôi là những câu hỏi nhỏ thường đứng ở cuối câu trong văn nói và đôi khi trong văn viết không trang trọng. Câu hỏi đuôi được dùng sau câu khẳng định và phủ định nhưng không dùng sau các câu hỏi.

  • Câu hỏi đuôi: Kiến thức nâng cao

    Câu hỏi đuôi tương ứng với I am là aren't I. Sau câu mệnh lệnh, chúng ta dùng đuôi won't you. Sau mệnh đề bắt đầu bằng Let's chúng ta dùng đuôi shall we. There có thể làm chủ ngữ trong câu hỏi đuôi. It và They thay thế cho nothing, nobody, somebody...Câu hỏi đuôi khẳng định cũng được dùng khá phổ biến sau 1 mệnh đề khẳng định.

  • Cách dùng quite

    Quite có hai nghĩa. Với những từ phân cấp, quite luôn có nghĩa giống như 'khá là' trong câu khẳng định. Với những từ không phân cấp, quite có nghĩa là 'hoàn toàn'.

  • Cách dùng rather: trạng từ chỉ mức độ

    Rather có thể được dùng như trạng từ chỉ mức độ. Ý nghĩ tương tự như quite hoặc fairly nhưng mang tính chất nhấn mạnh hơn. Rather ít thông dụng trong tiếng Anh-Mỹ. Rather thường chỉ 'nhiều hơn thường lệ', 'nhiều hơn mong đợi', 'nhiều hơn mong muốn' và những nghĩa tương tự.

  • Cách dùng rather để nói về sở thích

    Rather than thường được dùng trong cấu trúc song song ví dụ với hai tính từ, trạng từ, danh từ, nguyên thể hoặc dạng -ing. Chúng ta có thể dùng would rather để nói rằng một ai đó thích một người khác làm gì.

  • Cách dùng reason

    Giới từ for có thể đứng trước hoặc sau reason. Reason có thể có một mệnh đề bắt đầu bằng why... hoặc that... theo sau. Trong văn phong thân mật, không trang trọng, why/that thường được lược bỏ.

  • Đại từ phản thân

    Đại từ phản thân là myself, yourself, himself, herself, itself, oneself, ourselves, yourselves, themselves. Cách sử dụng thông dụng của đại từ phản thân là để nói về hành động mà chủ ngữ và tân ngữ là cùng một người.

  • Mệnh đề và đại từ quan hệ: Giới thiệu

    Mệnh đề bắt đầu với các từ để hỏi (who, which, where) thường được dùng để bổ nghĩa cho danh từ và một số đại từ - để xác định người và vật, hoặc để cho thông tin về chúng. Mệnh đề đó được gọi là 'mệnh đề quan hệ'.

  • Mệnh đề quan hệ xác định và không xác định

    Một số mệnh đề quan hệ nhằm xác định hoặc phân loại danh từ: chúng nói cho ta biết người hay vật có nghĩa thế nào. (Trong ngữ pháp, chúng được gọi là mệnh đề quan hệ 'xác định', 'xác nhận' hay 'hạn chế'.) Các mệnh đề khác không xác định hay phân loại, chúng chỉ đơn giản nói cho ta biết thêm về một người hay vật đã được xác định. (Trong ngữ pháp, chúng được gọi là mệnh đề quan hệ 'không xác định', không xác nhận hay 'không hạn chế'.)

  • Mệnh đề quan hệ với whose

    Whose là đại từ quan hệ sở hữu được dùng như một từ hạn định đứng trước danh từ, cách dùng tương tự như his, her, its hay their. Nó thay thế cho danh từ chỉ người hoặc vật đã được nhắc trước đó. Trong mệnh đề quan hệ, whose + danh từ có thể là chủ ngữ, tân ngữ của động từ hoặc tân ngữ của giới từ.

  • Mệnh đề quan hệ với What

    What không dùng thay thế cho danh từ đứng trước nó. Nó có chức năng như danh từ + đại từ quan hệ, và có nghĩa 'điều mà'. Mệnh đề bắt đầu với what có thể làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ sau be.

  • Mệnh quan hệ: Kiến thức nâng cao

    Chú ý rằng đại từ quan hệ có cách dùng kép: chúng có chức năng như chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề quan hệ, và cùng lúc đó chúng kết nối các mệnh đề quan hệ với các danh từ hoặc đại từ trong các mệnh đề khác - giống như liên từ.

  • Cách dùng remind

    Remind somebody có nghĩa là 'làm cho ai đó nhớ lại'. Sau remind, chúng ta có thể dùng một cấu trúc nguyên thể (đối với hành động) hoặc mệnh đề that (cho sự thật).

  • Sự lặp lại trong tiếng Anh

    Trong tiếng Anh, sự lặp lại không cần thiết luôn được xem là điều không nên. Người viết thường cố gắng không dùng cùng từ và cấu trúc trong cách mệnh đề và câu liên tiếp khi không có lý do hợp lý, khi những nhóm từ này được lặp lại, nó thường dùng để  nhấn mạnh hay vì những mục đích khác. Sự lặp lại không mục đích thường xuất hiện trong ngôn ngữ thông thường, nhưng ngay cả trong các cuộc hội thoại, người ta vẫn cảm thấy nhạt nhẽo hay vụng về nếu như cấu trúc hay từ vựng không được thay đổi. Có một số dạng lặp lại không thực sự đúng trong cả văn viết và văn nói. 

  • Cách dùng the rest

    The rest có nghĩa 'cái còn lại'. Nó ở dạng số ít và luôn có the. Để nói về những gì còn lại sau khi những vật khác được dùng, bị ăn mất hay bị phá hủy..., chúng ta thường dùng các từ khác. Khi the rest đề cập đến một danh từ số nhiều, ta dùng động từ số nhiều theo sau.

  • Phân biệt road và street

    Street là con đường có các ngôi nhà ở hai bên. Chúng ta dùng street để chỉ những con đường ở thành thị hay thị xã, không chỉ những con đường ở thôn quê. Road được dùng cho cả thành thị và thôn quê.

  • Cách dùng the same

    Chúng ta thường dùng the trước same. Trong so sánh, chúng ta dùng the same ... as. The same...that hoặc the same...who có thể được dùng trước một mệnh đề. As cũng có thể đứng trước một mệnh đề, đặc biệt với danh từ là tân ngữ của các động từ theo sau.

  • Phân biệt say và tell

    Cả say và tell được dùng trong câu trực tiếp và câu gián tiếp. (Say thông dụng hơn tell trong câu trực tiếp.) Say thường được dùng mà không cần có một tân ngữ. Sau tell, chúng ta luôn nhắc đến người được nói.

  • Cách dùng see

    Khi see có nghĩa 'thấy', hình thức tiếp diễn thường không được dùng. Để nói đang nhìn thứ gì vào thời điểm nói, ta thường dùng can see, đặc biệt trong Anh-Anh. Nhưng chúng ta có thể dùng hình thức tiếp diễn của see nếu chúng ta muốn nói rằng ai đó đang tưởng tưởng chuyện gì mà không có ở đây.

  • Phân biệt see, look (at) và watch

    See có nghĩa là nhìn thấy gì đó cho dù chúng ta có chú ý hay không. Chúng ta dùng look để nói về việc tập trung, chú ý, cố gắng để nhìn gì đó. Bạn có thể nhìn (see) gì đó mà không hề mong muốn nhưng bạn chỉ có thể nhìn (look at) một cách có chủ đích. Watch giống như look at nhưng để chỉ điều gì đó đang diễn ra hoặc sẽ xảy ra. Chúng ta nhìn (watch) những gì thay đổi, di chuyển hoặc phát triển.

  • Cách dùng seem

    Seem thường có to be theo sau. Chúng ta hay dùng seem to be khi đang nói về những sự kiện khách quan - những điều có vẻ như chắc chắn là đúng. Seem được dùng mà không có to be khi chúng ta đang nói về những ấn tượng chủ quan. (Sự khác nhau luôn không rõ ràng nhưng cả hai cách đều có thể dùng.)

  • Phân biệt sensible và sensitive

    A sensible person là một người 'khôn ngoan' và không bao giờ đưa ra những quyết định ngu ngốc. A sensitive person là một người nhạy cảm dễ bị tổn thương.

  • Cấu trúc câu: trật tự từ trong câu

    Trong câu khẳng định, chủ ngữ thường đứng trước động từ, còn tân ngữ hoặc bổ ngữ đứng sau động từ. Khi chủ ngữ hoặc tân ngữ là một mệnh đề hoặc cụm nguyên thể, chúng ta thường đặt nó ở cuối câu và dùng it như chủ ngữ hoặc tân ngữ giả.

  • Cấu trúc câu: Liên từ

    Liên từ là những từ kết nối các mệnh đề thành câu. Nó không chỉ kết nối các mệnh đề với nhau mà chúng còn thể hiện nghĩa của hai mệnh đề liên quan đến nhau như thế nào.

  • Cấu trúc câu: Các vấn đề với liên từ

    Trong hầu hết các ngôn ngữ có nguồn gốc Châu Âu, các mệnh đề được kết nối bằng liên từ theo cách tương tự. Tuy nhiên, học sinh nói những ngôn ngữ khác có thể gặp một số vấn đề trong việc dùng liên từ tiếng Anh một cách chính xác.

  • Cấu trúc câu: sắp xếp thông tin

    Khi chúng ta nói về một tình huống, chúng ta thường sắp xếp thông tin theo những cách khác nhau - ví dụ, lựa chọn các yếu tố khác nhau của tình huống, chủ ngữ của mệnh đề hoặc câu. Cách chúng ta lựa chọn để sắp xếp thông tin trong một mệnh đề hay câu có thể phụ thuộc vào những gì được nói trước đó, vào những gì người nghe đã biết, vào những gì chúng ta muốn nhấn mạnh.

  • Cấu trúc câu: Nhấn mạnh ở đầu câu (fronting)

    Để nhấn mạnh một ý gì đó, chúng ta sẽ bắt đầu câu với một cụm từ hoặc mệnh đề thay vì bắt đầu câu với một đại từ. Việc này có thể chuyển thông tin chính mới xuống cuối câu - vị trí tự nhiên nhất của nó.

  • Cấu trúc câu: Cấu trúc trong văn nói

    Trong giao tiếp thân mật, chúng ta thường 'ngó lơ' các yếu tố khác nhau của một câu, để cho người nghe thêm thời gian để hiểu được từng phần trước khi tiếp tục. Chúng ta có thể 'ngó lơ' thông tin bằng việc đặt nó trong một câu hoàn chỉnh và sau đó thêm thông tin ở cuối. Các từ thêm vào ở cuối được gọi là đuôi (tag).

  • Cấu trúc câu: Các cấu trúc phức tạp

    Các cấu trúc phức tạp có thể được hình thành khi các cụm từ tường thuật được thêm vào trong câu. Khi chủ ngữ của một câu là một cụm hoặc mệnh đề dài có thể làm cho câu trở nên khó hiểu. Tân ngữ gián tiếp dài cũng có thể làm cho câu trở nên khó hiểu.

  • Phân biệt shade và shadow

    Shade là sự bảo vệ tránh khỏi mặt trời. Shadow là 'hình ảnh' được tạo ra bởi một vùng không được chiếu sáng.

  • Cách dùng câu trả lời ngắn

    Các câu trả lời thường không hoàn chỉnh về mặt văn phạm vì chúng không cần lặp lại những từ vừa mới được nói. Các câu trả lời ngắn thông dụng thường được thành lập bởi chủ ngữ + trợ động từ, cùng với các từ cần thiết khác.

  • Should: Giới thiệu

    Should là một động từ khuyết thiếu. Nó không thêm -s khi đi với ngôi thứ ba số ít. Should được theo sau bởi một động từ nguyên thể không to. Dạng phủ định rút gọn là shouldn't. Should có cách phát âm dạng nhẹ là /∫əd/ thường được dùng khi nó không được nhấn mạnh.

  • Should: nói về bổn phận, dự đoán

    Chúng ta thường dùng should để nói về bổn phận, trách nhiệm và những ý tương tự. Nó mang tính chất nhẹ hơn must. Chúng ta có thể dùng should để nói rằng chúng ta biết điều gì đó có thể xảy ra (vì nó có lý trong trường hợp này.)

  • Phân biệt should, ought, và must

    Should và ought được dùng để nói về bổn phận và nghĩa vụ, cho lời khuyên và nói ra những điều chúng ta nghĩ ai đó nên làm. Must có ý tương tự như should và ought nhưng mạnh hơn và dứt khoát hơn. Nó còn diễn tả ý chắc chắn điều gì đó sẽ xảy ra hoặc điều gì đó là đúng; should và ought diễn tả ý ít chắc chắn hơn.

  • Should: Trong mệnh đề phụ

    Trong tiếng Anh-Anh trang trọng, should có thể dùng trong mệnh đề that, sau tính từ và danh từ để diễn tả sự quan trọng của hành động. (ví dụ: important, necessary, vital, essential, eager, anxious, concerned, wish).

  • Since dùng trong các thì

    Trong các câu với since (đề cập đến thời gian), chúng ta thường dùng thì hiện tại hoàn thành và quá khứ hoàn thành trong mệnh đề chính. Tuy nhiên, thì hiện tại và quá khứ đôi khi cũng được dùng, đặc biệt trong những câu nói về sự thay đổi.

  • Số ít và số nhiều: Số nhiều có quy tắc

    Nếu danh từ số ít kết thúc bằng một phụ âm + y (ví dụ: -by, -dy, -ry, -ty) hình thức số nhiều được tạo bằng cách đổi y thành i và thêm es. Nếu danh từ số ít kết thúc bằng -sh, -ch, -s, -x, hoặc -z, hình thức số nhiều được thành lập bằng cách thêm -es.

  • Số nhiều và số ít: số nhiều bất quy tắc và đặc biệt

    Các động từ sau đây có tận cùng bằng -f(e) có hình thức số nhiều tận cùng bằng -ves. Một số từ có tận cùng là -s không thay đổi hình thức ở số nhiều.

  • Số ít và số nhiều: Cách phát âm những hình thức số nhiều có quy tắc

    Sau một trong những âm xuýt /s/, /z/, /∫/, /ʒ/, và /dʒ/, hình thức số nhiều tận cùng là -es được phát âm là /ɪz/. Sau bất cứ âm vô thanh (/p/, /f/, /θ/ /k/), số nhiều tận cùng là -(e)s được phát âm là /s/. Sau nguyên âm, và tất cả các phụ âm hữu thanh trừ /z/, /ʒ/, và /dʒ/, số nhiều có tận cùng là (e)s được phát âm là /z/.

  • Số nhiều và số ít: Danh từ số ít và động từ số nhiều

    Trong tiếng Anh-anh, các từ số ít như family, team, government, đề cập đến một nhóm người có thể được dùng với động từ và đại từ số ít hay số nhiều. Hình thức số nhiều rất thông dụng khi nhóm người này là một tập hợp những người làm những công việc có tính cá nhân như quyết định, hy vọng hoặc mong muốn. Hình thức số ít được dùng thông dụng hơn khi nhóm người này được coi là một đơn vị chung.

  • Số ít và số nhiều: Nhóm từ số nhiều với động từ số ít

    Khi chúng ta nói về khối lượng và số lượng, chúng ta luôn dùng từ hạn định, đại từ, danh từ số ít ngay cả khi danh từ là số nhiều. Các động từ số ít có thể thường đứng sau chủ ngữ chỉ số nhiều khi đọc các phép toán. Các nhóm từ bắt đầu bằng one of...thường dùng với danh từ số nhiều và động từ số ít.

  • Số ít và số nhiều: they chỉ số ít

    They/them/their thường được dùng để đề cập đến người không xác định số ít. Cấu trúc này dùng thông dụng sau a person, anybody/one, somebody/one, whoever, each, every, neither và no. They dùng với động từ số ít trong trường hợp này.

  • Số ít và số nhiều: Cấu trúc kết hợp

    Trong tiếng Anh, một động từ thường tương ứng với chủ ngữ của câu, chứ không phải các bổ ngữ theo sau. Tuy nhiên, nếu chủ ngữ ở cách xa động từ, người ta đôi khi dùng động từ tương ứng với bổ ngữ.

  • Số ít và số nhiều: số nhiều phân phối

    Để diễn tả nhiều người làm những việc giống nhau, người Anh thích dùng số nhiều để diễn tả ý được lặp đi lặp lại. Chúng ta có thể dùng danh từ số ít và số nhiều để diễn tả những sự kiện lặp lại. Nếu không có thêm chi tiết, danh từ số nhiều làm cho câu thêm tự nhiên hơn.

  • Số ít và số nhiều: danh từ + danh từ

    Trong cấu trúc danh từ + danh từ, danh từ đầu thường là số ít ngay cả khi nó có nghĩa số nhiều. Một số danh từ là số nhiều trong cấu trúc này. Chúng bao gồm những danh từ không có hình thức số ít (như clothes), những danh từ không được dùng trong hình thức số ít với nghĩa tương tự (như customs) và một số danh từ thường được dùng thông dụng ở số nhiều hơn ở số ít (như savings). Trong một số trường hợp, như antique(s), drug(s) hai hình thức số ít và số nhiều đều được sử dụng một cách riêng biệt. Nhìn chung, các danh từ số nhiều trở nên thông dụng hơn trong cấu trúc này.

  • Số ít và số nhiều: Một số lưu ý khác

    Một số danh từ không đếm được cụ thể trong tiếng Anh tương đương với các danh từ số nhiều trong ngôn ngữ khác. Khi hai chủ ngữ số ít được nối với nhau bằng and, động từ thường là số nhiều. Nhưng chú ý rằng một số cụm với and thường được xem như 1 ý riêng lẻ và được dùng với động từ số ít.

  • Cách dùng tiếng lóng (slang) trong tiếng Anh

    Tiếng lóng là một loại từ vựng rất thông dụng, được dùng chủ yếu trong văn nói giữa những người thân quen với nhau. Nhiều cụm từ lóng trong tiếng Anh liên quan đến các vấn đề gây cảm xúc mạnh mẽ (ví dụ: tình dục, gia đình và những mối quan hệ tình cảm, mâu thuẫn xã hội, rượu, thuốc phiện, công việc, bệnh về thể xác và tinh thần, cái chết).

  • Phân biệt small và little

    Small đơn giản nói về kích cỡ, nó trái nghĩa với big hay large. Tính từ little thường diễn tả một cảm xúc nào đó. Trong một vài cụm từ cố định, little được dùng tương tự như small và short. Trong Anh-Anh, little không được dùng ở vị trí 'vị ngữ' (sau động từ) và cũng không được dùng trong hình thức so sánh hơn và so sánh nhất.

  • Cách dùng smell

    Smell có thể dùng như động từ nối, có tính từ hoặc danh từ theo sau để chỉ mùi của vật nào đó. Không được dùng hình thức tiếp diễn. Smell of và smell like được dùng trước danh từ. Smell có thể dùng với một tân ngữ để nói những gì chúng ta nhận biết được bằng mũi. Không dùng hình thức tiếp diễn trong trường hợp này. Chúng ta cũng có thể dùng can smell.

  • Cách dùng so: trạng từ với nghĩa like this/that

    So có thể dùng trong văn phong trang trọng trong một số trường hợp với nghĩa 'like this/that' (như thế này/thế kia); in this/that way (bằng cách này/cách kia). Cách này được dùng sau seem, appear, remain, more and less.

  • Phân biệt so (liên từ) và then

    So và then có thể dùng trong lời đáp với nghĩa 'vì sự việc như vậy', 'theo những gì bạn đã nói'. So (không phải then) có thể dùng khi cùng một người nói muốn kết nối hai ý với nghĩa 'theo những gì tôi đã nói'.

  • Cách dùng so (trạng từ chỉ mức độ)

    So có nghĩa 'nhiều như thế' hay 'tới mức đó'. Nó được dùng khi chúng ta đang nói về mức độ cao của một chất lượng nào đó - trong những tình huống mà very cũng là từ phù hợp. Very thường được dùng khi chúng ta đưa thông tin mới. So chủ yếu được dùng để chỉ thông tin đã được đưa ra, những thông tin đã biết và những thông tin hiển nhiên.

  • So và not dùng với hope, believe...

    Chúng ta thường dùng so sau believe (tin), hope (hy vọng), expect (mong đợi), imagine (tưởng tượng), suppose (cho là), guess (đoán), reckon (cho là), think (nghĩ), be afraid (e là), thay vì lặp lại các từ trong mệnh đề that.

  • So với say và tell

    So có thể dùng sau say và tell thay vì lặp lại thông tin trong một mệnh đề that. Chú ý rằng so được dùng trong cách này chủ yếu khi chúng ta đang nói về quyền lực, lý do tại sao chúng ta tin. Khi chúng ta chỉ đơn giản muốn xác định người nói, ta thường hay dùng that.

  • Cách dùng so have I, so am I

    Chúng ta có thể dùng so với nghĩa tương tự như also trước trợ động từ + chủ ngữ. Cấu trúc này được dùng để trả lời hoặc thêm vào câu trước đó. Sau mệnh đề với hình thức không phải trợ động từ, chúng ta dùng do/does/did.

  • Phân biệt so much và so many

    Sự khác nhau giữa so much và so many giống như sự khác nhau giữa much và many. So much được dùng với danh từ không đếm được, so many được dùng với danh từ số nhiều. Chúng ta dùng so, chứ không dùng so much, để bổ nghĩa cho tính từ và trạng từ.

  • Phân biệt so that và in order that

    Những cấu trúc này được dùng để nói về mục đích. So that thì thông dụng hơn in order that, đặc biệt trong văn phong thân mật, không trang trọng. Chúng thường có các các trợ động từ theo sau như can hoặc will; may mang tính chất trang trọng hơn.

  • Phân biệt so-and-so và so-so

    So-and-so được dùng khi một người không thể nhớ ra nổi một cái tên. Nó có thể dùng thay cho lời chửi rủa hay la mắng. So so có nghĩa 'tàm tạm'.

  • Ngôn ngữ xã giao

    Mỗi ngôn ngữ có những nhóm từ cố định được dùng cho những tình huống xã giao cụ thể - chẳng hạn như khi mọi người gặp nhau, từ giã nhau, trong các chuyến đi, ngồi xuống dùng bữa,...Dưới đây là một số ví dụ và các nhóm từ tiếng Anh quan trọng nhất trong ngôn ngữ xã giao.

  • Cách dùng some

    Some là một từ hạn định. Nó thường chỉ số lượng/con số không xác định và được dùng khi chúng ta không quan tâm đến số lượng chính xác chúng ta đang nghĩ đến. Khi some có nghĩa không xác định, nó thường được phát âm nhẹ /səm/ trước (tính từ +)  danh từ.

  • Phân biệt some và any

    Cả some và any có thể chỉ số lượng hoặc con số không xác định. Chúng được dùng khi chúng ta không chú tâm đến chính xác là bao nhiêu. Some được dùng thông dụng nhất trong mệnh đề khẳng định. Any (với nghĩa này) là một từ không xác định và thông dụng trong câu hỏi và nghi vấn.

  • Cách dùng somebody, someone, anybody, anyone...

    Không có sự khác biệt đặc biệt nào giữa somebody và someone, anybody và anyone, everybody và everyone hay nobody và no one. Hình thức -one rất thông dụng trong văn viết; hình thức -body được dùng thường xuyên hơn trong văn nói trong Anh-Anh.

  • Phân biệt some time, sometime và sometimes

    Some time (có hai dấu nhấn /'sʌm 'taɪm/) có nghĩa 'thời gian khá dài'. Sometime /sʌmtaɪm/ đề cập đến thời gian không xác định, thường là trong tương lai, với nghĩa là 'một ngày nào đó'. Sometimes /ˈsʌmtaɪmz/ là một trạng từ chỉ sự thường xuyên có nghĩa 'vào một số dịp', 'nhiều hơn một lần' (quá khứ, hiện tại hoặc tương lai).

  • Phân biệt soon, early và quickly

    Soon có nghĩa 'một khoảng thời gian ngắn sau hiện tại'. Trạng từ early có nghĩa 'gần lúc bắt đầu thời điểm chúng ta đang nghĩ đến'. Quickly chỉ tốc độ của một sự việc nào đó đã được thực hiện.

  • Phân biệt sort of, kind of và type of

    Mạo từ a/an thường được lược bỏ sau sort of, kind of và type of. Nhưng trong văn phong thân mật, không trang trọng chúng ta vẫn có thể dùng cấu trúc có mạo từ. Sort of, kind of và type of số ít cũng có thể có danh từ số nhiều theo sau, đặc biệt là trong văn phong không trang trọng.

  • Cách dùng sound

    Sound là một động từ nối (động từ liên kết) dùng trước tính từ, chứ không phải trạng từ. Hình thức tiếp diễn không thông dụng. Tuy nhiên, có thể dùng hình thức tiếp diễn khi chỉ sự thay đổi. Sound thường có like hoặc as if/though theo sau.

  • Phân biệt speak và talk

    Không có sự khác biệt giữa talk và speak. Trong những tình huống nhất định, người ta chỉ dùng talk hoặc speak (dù có thể dùng cả hai.) Talk là một từ thông dụng hơn trong giao tiếp thân mật. Speak thường được dùng trong giao tiếp nghiêm túc hơn hoặc trong tình huống trang trọng hơn.

  • Trọng âm và nhịp điệu trong tiếng Anh

    Trọng âm và nhịp điệu là những yếu tố quan trọng trong phát âm tiếng Anh. Nếu người học phát âm tất cả các âm tiết trong một câu với cùng cách nhấn và tốc độ thì nghe sẽ rất khó hiểu cho người nói tiếng Anh. Và nếu người học không chú ý đến trọng âm và nhịp điệu trong tiếng Anh và không biết những âm tiết không nhấn âm (đặc biệt là 'hình thức yếu') thì họ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc giao tiếp tiếng Anh một cách tự nhiên.

  • Ngữ điệu trong tiếng Anh

    Ngữ điệu là từ dùng để chỉ giai điệu trong ngôn ngữ nói: cách lên giọng và xuống giọng. Hệ thống ngữ điệu trong ngôn ngữ rất phức tạp và khó để phân tích, và các nhà ngôn ngữ học không thống nhất về cách ngữ điệu hoạt động như thế nào trong tiếng Anh.

  • Chính tả: Chữ hoa

    Chúng ta viết hoa chữ cái đầu với các loại từ sau: tên ngày, tháng và ngày lễ (nhưng không viết hoa các mùa), tên người và địa danh, gồm tên các ngôi sao và hành tinh, chức danh của người, danh từ và tính từ chỉ quốc tịch và vùng miền, ngôn ngữ, dân tộc thiểu số và tôn giáo, tên báo và tạp chí, từ thứ nhất (và những từ quan trọng khác) trong tiêu đề sách, phim ảnh, kịch.

  • Chính tả: -ly

    Chúng ta thường thay đổi tính từ thành trạng từ bằng cách thêm -ly. -le đổi thành -ly sau một phụ âm. -y luôn đổi thành -i-. Nếu tính từ có tận cùng bằng -ic, thì trạng từ có tận cùng là -ically (đọc là /ikli/)

  • Chính tả: -ise và -ize

    Nhiều động từ tiếng Anh có thể viết với -ise hoặc -ize. Trong Anh-Mỹ, thường dùng -ize hơn cho những trường hợp này. Hầu hết những từ có hai âm tiết và một số từ dài hơn có -ise trong cả Anh-Anh và Anh-Mỹ

  • Chính tả: Dấu nối

    Dấu nối là một gạch ngắn (-) được đặt ở giữa những từ trong nhóm từ như ticket-office hay ex-husband. Các quy tắc về dấu nối thường phức tạp và cách sử dụng cũng không rõ ràng. Có lẽ vì điều này, mọi người ít dùng dấu nối hơn, đặc biệt trong danh từ ghép. Nhiều tổ hợp ngắn thông dụng giờ được viết liền (như weekend, wideawake, takeover); những tổ hợp khác không phổ biến và dài hơn giờ được viết tách ra (như train driver, living room). Tình hình hiện tại khá là rắc rối và chúng ta có thể tìm thấy cùng một nhóm từ được viết thành ba cách khác nhau (như bookshop, book-shop, book shop).

  • Chính tả: Tận cùng là e

    Khi phần đuôi bắt đầu với một nguyên âm (ví dụ: -ing, -able, -ous) được thêm vào từ có tận cùng là -e, chúng ta thường lược bỏ -e. Không lược -e trong các từ có tận cùng là -ee, -oe, hay -ye. Trước các đuôi bắt đầu bằng một phụ âm, thường không lược bỏ -e.

  • Chính tả: y và i

    Khi chúng ta thêm phần đuôi vào một từ có tận cùng là -y, chúng ta thường đổi -y thành -i. Thông thường, các danh từ và động từ có tận cùng là -y có số hình thức số nhiều hay ngôi thứ ba số ít là -ies.

  • Chính tả: Gấp đôi phụ âm cuối

    Đôi khi chúng ta gấp đôi phụ âm cuối của từ trước khi thêm -ed, -er, -est, -ing, -able, -y (hoặc bất kỳ đuôi nào bắt đầu với một nguyên âm). Chúng ta chỉ gấp đôi phụ âm khi một từ có tận cùng là một nguyên âm sau một phụ âm.

  • Chính tả: ch và tch; k và ck

    Ở cuối một từ, sau một nguyên âm, chúng ta luôn viết -ck và -tch tượng trưng cho âm /k/ và /tʃ/. Sau phụ âm hoặc hai nguyên âm, chúng ta viết -k và -ch.

  • Chính tả: ie và ei

    Các âm /i:/ (như trong believe) thường được viết la ie, nhưng không được viết thành ei. Tuy nhiên, chúng ta viết ei sau c. Trẻ em nói tiếng Anh học câu: i trước e ngoại trừ sau c'.

  • Cách viết và cách đọc trong tiếng Anh

    Đối với nhiều từ trong tiếng Anh, cách viết thường khác với cách đọc. Điều này là vì cách phát âm đã thay đổi nhiều trong suốt hàng trăm năm qua trong khi hệ thống chữ viết gần như vẫn giữ nguyên.

  • Phân biệt still, yet và already (chỉ thời gian)

    Still, yet và already có thể cùng được dùng để nói về những điều đang diễn ra hay được mong đợi xung quanh hiện tại. Still được dùng để nói về những điều vẫn đang tiếp tục và chưa dừng lại. Yet được dùng để nói về những điều được mong đợi. Already được dùng để nói về điều gì đó đã xảy ra trước hoặc sớm hơn.

  • Cách dùng thể giả định

    Một vài ngôn ngữ có những hình thức động từ đặc biệt gọi là 'thể giả định', đặc biệt được dùng để nói về những tình huống không có thật: những điều không thể, khao khát hay tưởng tượng.

  • Cách dùng such

    Such được dùng với danh từ và các cụm danh từ. Nó đứng trước a/an. Such có thể có nghĩa là 'giống cái này/cái kia', 'thuộc loại này/loại kia'. Nghĩa này thông dụng nhất trong văn phong trang trọng với những danh từ trừu tượng. Một cách dùng khác của such là nói về chất lượng cao. Trong trường hợp này, such thường đứng trước tính từ + danh từ.

  • Phân biệt so và such

    Chúng ta dùng such trước danh từ (có hoặc không có tính từ) và so trước tính từ (không có danh từ) hoặc trạng từ. Chúng ta cũng có thể dùng so trước much, many, few và little. Dùng so much, chứ không dùng so, trước hình thức so sánh hơn.

  • Cách dùng suggest

    Suggest không có tân ngữ + động từ nguyên thể theo sau. Thay vào đó suggest thường dùng với mệnh đề that và cấu trúc -ing. Suggest thường không có tân ngữ gián tiếp theo sau mà không có giới từ.

  • Phân biệt suppose, supposing và what if

    Suppose, supposing và what if có thể được dùng với thì hiện tại để đưa ra lời đề nghị về điều gì đó có thể xảy ra. Trong các câu về quá khứ, thì quá khứ hoàn thành được dùng để nói về các tình huống không xảy ra.

  • Cách dùng supposed to

    Be supposed to + động từ nguyên thể được dùng để diễn tả ai phải làm gì (hoặc không làm gì) theo những quy tắc và luật lệ, hoặc về những gì họ mong/không mong đợi sẽ xảy ra. Be supposed to + động từ nguyên thể cũng dùng để chỉ những điều không xảy ra theo như mong đợi.

  • Cách dùng surely

    Surely thường không có nghĩa giống như certainly. Chúng ta dùng certainly chỉ đơn giản là để nói cho ai đó cái gì là đúng còn dùng surely chủ yếu là để xin sự đồng ý của ai đó: thuyết phục họ điều gì đó là đúng hoặc có lý do hợp lý để tin vào điều đó.

  • Cách dùng sympathetic

    Sympathetic luôn có nghĩa là 'chia sẻ tình cảm của ai đó' hay 'cảm thấy ái ngại cho ai vì họ gặp rắc rối'. Sympathetic là từ 'khó sử dụng' đối với những người nói một số ngôn ngữ khác. Không phải lúc nào nó cũng có nghĩa như sympathique, sympatisk, hay simpátio.

  • Các từ kiêng kị và từ chửi thề

    Nhiều ngôn ngữ có những từ được xem là nguy hiểm, thiêng, ma thuật hay chướng tai và chỉ được sử dụng trong những tình huống nhất định bởi một người nào đó. Ví dụ, ở một vài bộ lạc Châu Phi, tên của người tù trưởng đã chết không được phép nói ra; ở nhiều nền văn hóa, các từ liên quan đến niềm tin tôn giáo chỉ được dùng trong những trường hợp mang tính tôn giáo hoặc chỉ được dùng bởi các tu sĩ. Các từ thuộc loại này được gọi là từ kiêng kỵ. .

  • Cách dùng take nói về thời gian

    Chúng ta có thể dùng cấu trúc take để nói chúng ta cần bao nhiêu thời gian để làm gì. Trong đây là năm cấu trúc thông dụng.

  • Cách dùng taste

    Taste có thể được dùng như một động từ nối có tính từ hoặc danh từ theo sau để nói hương vị ra sao. Taste có thể được dùng với tân ngữ theo sau để nói về hương vị mà chúng ta cảm nhận được. Chúng ta thường dùng can taste và không dùng hình thức tiếp diễn trong trường hợp này. Một cách dùng khác của ngoại động từ để nói chúng ta tìm ra điều gì.

  • Cách gọi điện thoại trong tiếng Anh

    Chúng ta trả lời điện thoại cá nhân bằng cách nói 'Hello' hoặc nói tên. Đối với những cuộc trò chuyện công việc, chúng ta thường hay nói tên. Ví dụ như 'Hello', 'Albert . Packard'. Khi hỏi xin gặp ai ta có thể nói Could I speak to...?

  • Cách nói thời gian trong tiếng Anh

    Đồng hồ 24 giờ được dùng chủ yếu trong thời gian biểu, các chương trình và những thông báo chính thức. Trong giao tiếp thông thường người ta dùng đồng hồ 12 giờ. Nếu cần, có thể phân biệt thời gian bằng cách dùng in the morning/afternoon/evening. Trong văn phong trang trọng hơn, chúng ta có thể dùng am (tiếng Latin là ante meridiem - trước giữa trưa) và pm (=post meridiem - sau giữa trưa)

  • Đơn giản thì trong mệnh đề phụ

    Nếu động từ chính của câu đã nêu rõ thời gian của hành động mà người nói đang nhắc đến thì không cần thiết phải nhắc lại thời gian đó trong mệnh đề phụ. Các động từ trong mệnh đề phụ thường đơn giản hơn động từ trong mệnh đề chính. Chẳng hạn chúng ta dùng thì hiện tại thay vì thì tương lai, thì quá khứ đơn thay vì would + infinitive, thì quá khứ đơn thay vì thì quá khứ hoàn thành.

  • Cách dùng than và as như chủ ngữ, tân ngữ và bổ ngữ

    Than và as có thể thay thế cho chủ ngữ trong các mệnh đề (khá giống đại từ quan hệ). Các nhóm từ với as thay cho chủ ngữ là as follows (như sau), as was expected (như mong đợi), as was agreed (như thỏa thuận), as it well known (như đã biết).

  • Phân biệt thankful và grateful

    Grateful là từ thường dùng để nói phản ứng của ai đó trước một sự tử tế, việc làm giúp đỡ... Thankful được dùng khi nói về cảm xúc nhẹ nhõm của ai đó vì đã thoát khỏi nguy hiểm hoặc vượt qua những trải nghiệm không vui.

  • Cách dùng mệnh đề that

    That là liên từ với ít nghĩa thực. Nó đơn giản là một từ nối để chỉ một mệnh đề làm thành phần của một câu dài. Mệnh đề that đứng độc lập làm chủ ngữ là điều bất thường. Chúng thường được giới thiệu thêm bằng nhóm từ the fact.

  • Lược bỏ that trong câu

    Chúng ta có thể lược bỏ that, đặc biệt trong văn phong thân mật, không trang trọng. That có thể được lược bỏ sau nhiều động từ tường thuật thông dụng và trong các mệnh đề sau các tính từ thông dụng.

  • Cách dùng the matter (with)

    Chúng ta dùng the matter (with) sau something, anything, nothing và what và có nghĩa là 'có gì trục trặc với'. There thường được dùng như một chủ ngữ giả trong trường hợp này.

  • Cách dùng there

    Cách viết There dùng để chỉ hai từ với cách phát âm và cách dùng hoàn toàn khác nhau. There (phát âm là ðeə(r)) là một trạng từ có nghĩa là "ở đó". There (thường được phát âm là /ðə(r)/) được dùng như chủ ngữ giới thiệu trong các câu bắt đầu bằng there is, there are, there might be...

  • Cách dùng there is

    Trong các câu nói về sự hiện hữu (hoặc không hiện hữu) của vật nào đó, chúng ta luôn dùng there như một chủ ngữ giả và đặt chủ ngữ thật sau động từ. Chú ý cách phát âm của there, luôn là /ðe(r)/ chứ không phải /ðeə(r)/. Chúng ta dùng there với những chủ ngữ có mạo từ không xác định, không có mạo từ hoặc từ hạn định như some, any, no và với đại từ không xác định như somebody, nothing.

  • Cách dùng think

    Khi think được dùng để nói lên ý kiến, chúng ta thường không dùng think ở hình thức tiếp diễn. Khi think mang những nghĩa khác như 'cân nhắc' hay 'dự định' thì chúng ta có thể dùng thì tiếp diễn. Có thể dùng dạng -ing sau think nhưng không thể dùng động từ nguyên thể sau think nếu không có tân ngữ.

  • Phân biệt this và that

    This/that/these/those có thể dùng làm từ hạn định đứng trước các danh từ để chỉ người hay vật. Nhưng khi chúng được dùng làm đại từ không có danh từ theo sau, this/that/these/those thường chỉ vật.

  • This/that và it: những việc vừa mới được đề cập đến

    This, that và it có thể dùng để đề cập lại những sự việc hoặc tình huống vừa mới được nhắc đến. It ở đây không mang tính chất nhấn mạnh đặc biệt nào. This và that được nhấn mạnh hơn, chúng có vẻ như nói đến một sự kiện mới hấp dẫn đã được đề cập đến. This thường hay được sử dụng hơn khi muốn nói thêm về một chủ đề bàn luận mới.

  • Cách dùng this is the first/last...

    Chúng ta dùng thì hiện tại hoàn thành trong các câu có cấu trúc this/it/that is the first/second/third/only/best/worst... Thì hiện tại (đơn giản hoặc tiếp diễn) và tương lai đều có thể dùng với This is the last...và các cấu trúc tương tự khác.

  • Cách dùng through (thời gian)

    Trong Anh-Mỹ, through có thể dùng với nghĩa 'cho tới và bao gồm'. Trong Anh-Anh, through không hay được dùng theo cách này. Thay vào đó, người Anh nói to...inclusive, hay until the end of...

  • Cách dùng time

    ​​​​​​​Time có các cách dùng khác nhau, có thể là danh từ đếm được hoặc có thể là danh từ không đếm được. Hầu hết các cách dùng này đều khá rõ ràng nhưng cũng có một số vấn đề xảy ra trong 2 lĩnh vực sau:

  • Cách dùng tonight

    Tonight chỉ thời điểm tối hiện tại hay thời điểm sắp đến tối, chứ không phải buổi tối đã qua (tối qua: last night).

  • Cách dùng too

    Too khác với very; too có nghĩa là 'nhiều hơn mức đủ', 'nhiều hơn cần thiết' hay 'nhiều hơn mức mong muốn'. Chúng ta dùng too chứ không dùng too much trước tính từ không có danh từ và trước trạng từ.

  • Phân biệt too much và too many

    Sự khác nhau giữa too much và too many cũng giống như sự khác nhau giữa much và many. Too much được dùng với danh từ không đếm được còn too many được dùng với danh từ số nhiều.

  • Phân biệt travel, journey, trip và voyage

    Travel có nghĩa là 'đi du lịch nói chung'. Nó thường không đếm được. Journey là một 'chặng nhỏ' của chuyến đi. Trip là cuộc hành trình khứ hồi cùng với một hoạt động nào đó (công việc hay đi nghỉ) là lý do chính của chuyến đi. Chuyến đi dài ngay trên biển được gọi là voyage.

  • Cách dùng danh từ để chỉ hành động

    ​​​​​​​Chúng ta thường dùng danh từ để chỉ hành động thay cho động từ. Các danh từ thuộc loại này thường có cùng hình thức với những động từ liên quan. Cấu trúc này đặc biệt thông dụng trong văn phong thân mật, không trang trọng.

  • Cách dùng cụm động từ (Phrasal verbs)

    Nhiều động từ tiếng Anh có thể có các tiểu từ trạng từ theo sau được gọi là cụm động từ. Các tiểu từ trạng từ thông dụng là: about, across, head, along, (a)round, aside, away, back, by, down, forward, in, home, off, on, out, over, past, through, up.

  • Cách dùng prepositional verbs

    Nhiều động từ trong tiếng Anh thường được theo sau bởi một giới từ đứng trước tân ngữ. Khi một tân ngữ đứng đầu một mệnh đề (ví dụ: trong câu hỏi hoặc mệnh đề quan hệ), động từ có hai phần luôn đứng cùng nhau, để mà giới từ có thể tách ra khỏi tân ngữ của nói và đứng ở cuối mệnh đề. 

  • Cách dùng unless

    Unless có nghĩa tương tự như if..not với nghĩa 'trừ phi'. Chúng ta không dùng unless với nghĩa "because ... not".

  • Cách dùng until

    Cả hai từ này đều có thể được dùng như giới từ và liên từ. Chúng có nghĩa giống hệt nhau. Till khá thân mật (cách viết thân mật trong Anh-Mỹ là 'til). Untill/till chỉ được dùng để nói về thời gian. Để nói về khoảng cách, chúng ta dùng to, as far as hoặc up to; up to cũng được dùng để nói về số lượng.

  • Phân biệt up va down

    Up và down không chỉ được dùng để chỉ vị trí cao và thấp mà chúng còn dùng để đề cập đến những vị trí trung tâm quan trọng hơn hay ít quan trọng hơn. (Những chuyến xe lửa đến Luân Đôn thường được gọi là 'up trains' và những chuyến xe lửa đi từ Luân Đôn gọi là 'down trains'.)

  • Cách dùng used + infinitive

    Chúng ta dùng used + infinitive để nói về tình trạng và thói quen trong quá khứ giờ đã không còn nữa. Used to... không có hình thức hiện tại (và không có tiếp diễn, hoàn thành, nguyên thể hay dạng -ing). Để nói về thói quen và tình trạng ở hiện tại, chúng ta luôn dùng thì hiện tại đơn.

  • Cách dùng [be] used to

    Nếu a person is used to something nghĩa là người đó quen thuộc với thứ đó, họ đã có nhiều kinh nghiệm về điều đó và nó không còn là mới mẻ hay lạ nữa. Be used to có dạng -ing theo sau, chứ không phải động từ nguyên thể. Get, become, và đôi khi là grow có thể dùng trước used to (...ing).

  • Bổ nghĩa cho động từ: Từ gì có thể đứng sau động từ

    Những động từ khác nhau có thể có những từ và cấu trúc theo sau khác nhau. Ví dụ sau một động từ như eat và break cần dùng danh từ; sau try hoặc stop cần dùng động từ.

  • Cách dùng cấu trúc verb + object + complement

    Một số ngoại động từ có thể có tân ngữ cùng với bổ ngữ của tân ngữ theo sau (cụm từ bổ nghĩa cho tân ngữ). Thường là tính từ hay cụm danh từ. Sau một số động từ, chúng ta dùng as để giới thiệu bổ ngữ tân ngữ. Cấu trúc này thông dụng khi chúng ta nói chúng ta thấy thứ gì đó như thế nào hay khi mô tả người/vật.

  • Cách dùng động từ chỉ sự chuyển động

    Có nhiều cách để nói về sự chuyển động, phương hướng và bản chất của nó. Chúng ta có thể dùng một động từ bao gồm ý định hướng và miêu tả bản chất tự nhiên của chuyển động một cách riêng biệt. Hoặc chúng ta có thể dùng một động từ để làm rõ bản chất tự nhiên của chuyển động và hướng một cách tách biệt.

  • Động từ vừa có nghĩa chủ động vừa có nghĩa bị động

    Một số động từ vừa có thể dùng như nội động từ vừa có thể dùng như ngoại động từ với nhiều loại chủ ngữ khác nhau. Cách dùng của nội động từ có ý nghĩa giống động từ bị động và động từ phản thân.

  • Động từ với hai tân ngữ

    Nhiều động từ có thể có hai tân ngữ - một chỉ người và một chỉ vật. Điều này thường xảy ra với các động từ được dùng để nói về việc chuyển một vật từ người này sang người kia hoặc làm gì đó cho ai. Một vài động từ khác cũng được dùng theo cách này. 

  • Phân biệt very và very much

    Chúng ta dùng very, không dùng very much, trước các tính từ và trạng từ. Tuy nhiên very much lại được dùng trước hình thức so sánh hơn. Chúng ta thường dùng very much trước quá khứ phân từ. Nhưng dùng very với một số quá khứ phân từ được dùng như tính từ.

  • Cách dùng wait

    Wait có thể có một động từ nguyên thể theo sau. Sau wait không dùng mệnh đề that nhưng có thể cấu trúc tân ngữ + động từ nguyên thể. Ngoại động từ await thường khá trang trọng và chỉ được dùng với tân ngữ trừu tượng.

  • Cách dùng want

    Sau want, chúng ta thường dùng động từ nguyên thể có to. Không dùng mệnh đề that sau want nhưng có thể dùng cấu trúc tân ngữ + động từ nguyên thể. Want có thể có tân ngữ đi cùng với bổ ngữ (tính từ, trạng từ hay quá khứ phân từ) theo sau để diễn tả những ý như là sự thay đổi hay kết quả.

  • Cách dùng backward(s), forward(s), northward(s), outward(s)...

    Backward(s), forward(s), northward(s), outward(s) và các từ tương tự có thể dùng làm tính từ hoặc trạng từ. Khi chúng được dùng làm tính từ thì chúng không có -s. Khi các từ này làm trạng từ chúng có thể có hoặc không có -s. Hình thức với -s thông dụng trong Anh-Anh và hình thức không có -s thông dụng trong Anh-Mỹ.

  • Cách dùng way

    Trong văn phong thân mật, không trang trọng, chúng ta luôn lược bỏ giới từ in hoặc or trước way. Tương tự, chúng ta thường nói the way (that) thay vì the way in/by which.

  • Cách phát âm: Hình thức mạnh và yếu

    Một số từ trong tiếng Anh như at, for, have, and, us có hai cách phát âm: một được dùng khi chúng ta  muốn nhấn mạnh và cách còn lại được dùng khi chúng ta không muốn nhấn mạnh. Hầu hết các từ này là giới từ, đại từ, liên từ, mạo từ và trợ động từ. Những từ như vậy thường không được nhấn mạnh vì chúng thường đứng cùng với những từ quan trọng hơn mang trọng âm. Do đó, chúng ta thường đọc những từ này mà không có nhấn âm (yếu).

  • Cách dùng well

    Well và good có nghĩa tương tự nhưng trong trường hợp này, well là trạng từ trong khi good là tính từ. Well cũng có thể là tính từ, với nghĩa 'khỏe mạnh'. Chú ý rằng tính từ well chỉ được dùng để nói về sức khỏe.

  • Phân biệt when và if

    Khi dùng when (đề cập đến tương lai) chúng ta chắn chắn một điều gì đó sẽ xảy ra. Nếu dùng if, chúng ta không chắc chắn điều đó sẽ xảy ra. Để nói về những tình huống và sự cố lặp đi lặp lại hay có thể đoán trước (với nghĩa 'bất cứ khi nào'), chúng ta có thể dùng cả when và if với nghĩa khác đôi chút.

  • Cách dùng where (to)

    To thường lược được bỏ sau where. Không được lược bỏ to trong câu hỏi ngắn Where to?

  • Cách dùng whether...or...

    Chúng ta có thể dùng whether...or... như một liên từ kép với nghĩa tương tự như It doesn't matter whether...or...

  • Phân biệt whether và if

    Cả whether và if đều có thể dùng để giới thiệu câu hỏi gián tiếp. Whether hay được dùng hơn sau các động từ thông dụng trong văn phong trang trọng. Cũng trong văn phong trang trọng, whether thường hay được dùng với or trong câu hỏi có hai phần.

  • Phân biệt cách dùng các từ để hỏi which, what và who

    Chúng ta hay dùng which khi chỉ có một số lựa chọn giới hạn. Khi không có giới hạn sự lựa chọn, ta dùng what. Trước danh từ, chúng ta có thể dùng cả what và which để hỏi về người và vật. Khi những từ này không có danh từ hoặc đại từ theo sau, chúng ta thường dùng who.

  • Phân biệt who và whom

    Chúng ta thường dùng who như tân ngữ trong các câu hỏi. Đôi khi chúng ta dùng whom trong văn phong rất trang trọng. Trong mệnh đề quan hệ không xác định, chúng ta luôn dùng whom như tân ngữ khi cần (nhưng những mệnh đề này không thông dụng trong tiếng Anh thân mật.)

  • Cách dùng who ever, what ever...

    Who ever, what ever... diễn tả sự ngạc nhiên hay khó hiểu trước một điều gì đó. Những cụm từ này cũng có thể viết thành một từ đơn: whoever, whatever,...Chú ý whose và which không được dùng với ever trong trường hợp này. Trong văn phong thân mật, không trang trọng, on earth, the hell (Anh-Mỹ:  in hell) hay the fuck có thể dùng thay cho ever.

  • Cách dùng whoever, whatever...

    Whoever có nghĩa 'không quan trọng ai', 'bấy cứ người nào', hay 'người không được biết'. Whatever, whichever, however, whenever, và wherever có nghĩa tương tự. Mỗi từ của loại này có chức năng kép như một đại từ quan hệ hay trạng từ: có thể là chủ ngữ, tân ngữ hoặc trạng từ trong một mệnh đề riêng của nó nhưng nó cũng có thể là liên từ nối mệnh đề của nó với phần còn lại của câu.

  • Cách dùng whose (từ để hỏi)

    Chúng ta có thể dùng từ để hỏi whose với danh từ như một từ hạn định giống my, you... Whose có thể đứng một mình giống mine, yours... Giới từ thường đứng trước whose (trang trọng hơn) hoặc ở cuối mệnh đề (ít trang trọng).

  • Phân biệt whose và who's

    Whose là sở hữu từ có nghĩa 'của ai/của cái nào', được dùng trong câu hỏi và mệnh đề quan hệ. Who's là hình thức rút gọn của Who is hoặc who has.

  • Phân biệt why và why not

    Chúng ta thường dùng Why not?, không dùng Why? trong câu trả lời ngắn cho những phát biểu phủ định. Why not? cũng được dùng để đồng ý cho một lời đề nghị. Cấu trúc với why có should theo sau có thể diễn đạt sự ngạc nhiên.

  • Cách dùng will

    Will là động từ khuyết thiếu. Không có -s ở ngôi thứ ba số ít, không dùng do trong câu hỏi phủ định; sau will, chúng ta dùng động từ nguyên thể không to. Would được dùng như hình thức quá khứ hay kém xác định của will trong một số nghĩa. Will có thể diễn tả sự chắn chắn hoặc tự tin về những tình huống ở hiện tại hay trong tương lai.

  • Cách dùng wish

    Chúng ta có thể dùng wish + động từ nguyên thể với nghĩa 'muốn'. Wish trang trọng hơn trong nghĩa này. Chú ý không dùng hình thức tiếp diễn với wish. Có thể dùng cấu trúc tân ngữ + động từ nguyên thể. Wish + tân ngữ trực tiếp phải có động từ nguyên thể theo sau.

  • Cách dùng with

    Chúng ta dùng with trong một số cụm từ nói về sự xúc động và cảm giác của con người. Chúng ta có thể dùng with sau một số tính từ nói về cảm xúc của người này với người khác. Sau fight, struggle, quarrel, argue, play và những từ tương tự, with có thể dùng với nghĩa giống như against.

  • Cách dùng worth

    Worth có thể được theo sau bởi một cụm từ miêu tả giá trị của thứ gì đó. Sở hữu từ có thể dùng trước worth trong cụm từ với các con số. Để nói về giá trị của một hành động, chúng ta có thể dùng dạng -ing với worth. Mệnh đề -ing không làm chủ ngữ mà dùng cấu trúc với chủ ngữ giả it.

  • Cách dùng would

    Would, hình thức quá khứ của will, là động từ khuyết thiếu. Không dùng do trong câu hỏi và phủ định, sau would chúng ta dùng động từ nguyên thể không to. Would được dùng như một hình thức nhẹ hơn, ít trực tiếp hơn của will trong những trường hợp khác.

  • Cách dùng Yes và No trong câu trả lời

    Trong tiếng Anh, Yes được dùng cho những câu khẳng định và no dùng cho những câu phủ dịnh. Để trả lời những câu hỏi và những phát biểu phủ định chúng ta có thể dùng yes và no theo hình thức của câu trả lời, không biểu thị sự đồng ý hay không đồng ý với người nói.

×