Cấu trúc câu: sắp xếp thông tin

1. Các cách khác nhau để sắp xếp thông tin

Khi chúng ta nói về một tình huống, chúng ta thường sắp xếp thông tin theo những cách khác nhau - ví dụ, lựa chọn các yếu tố khác nhau của tình huống để làm chủ ngữ của mệnh đề hoặc câu.
Ví dụ:
The storm blew Margaret's roof off.
(Cơn bão cuốn bay nhà của Margaret.)
Margaret's roof was blown off in the storm. 
(Mái nhà của Margaret bị cơn bão cuốn bay.)
Margaret had her roof blown off in the storm.
(Margaret bị cuốn bay mái nhà trong cơn bão.)

Cách chúng ta lựa chọn để sắp xếp thông tin trong một mệnh đề hay câu có thể phụ thuộc vào những gì được nói trước đó, vào những gì người nghe đã biết, vào những gì chúng ta muốn nhấn mạnh. Đây là lĩnh vực phức tạp trong tiếng Anh. Dưới đây là một vài hướng dẫn.

2. Thứ tự thông thường: thông tin mới quan trọng thường đứng cuối

Hầu như một mệnh đề hoặc câu chuyển từ cái 'đã biết' đến cái 'mới', từ thông tin có giá trị thấp đến cao. Vì vậy, chúng ta thường chọn chủ ngữ là người hoặc vật đã được đề cập đến, hay điều gì đó mà cả người nói và người nghe đều biết, hay thậm chí là một số thông tin mới không phải là điểm chính của thông điệp. Các thông tin mới quan trọng thường đứng ở cuối mệnh đề hoặc câu.
Ví dụ:
How’s Joe these days?~ Oh, fine. He’s just got married to a very nice girl.
(Joe dạo gần đây thế nào? ~ Ồ, ổn. Anh ấy vừa mới lấy một cô gái tốt.)
(Tự nhiên hơn... A very nice girl’s just got married to him.)
My father was bitten by a dog last week.
(Bố tôi bị chó cắn tuần trước.)
(Tự nhiên hơn A dog bit my father last week.)
Our dog bit the postman this morning.
(Con chó nhà chúng ta cắn người đưa thư sáng nay.)
(Tự nhiên hơn The postman was bitten by our dog this morning.)

Để tránh bắt đầu một mệnh đề với một yếu tố hoàn toàn mới, chúng ta có thể dùng cấu trúc với there is.
Ví dụ:
There's a cat on the roof. (Có một con mèo trên mái nhà.)
Tự nhiên hơn A cat's on the roof.

3. Chọn đúng chủ ngữ

Nhiều tình huống có một tác nhân (người hay vật thực hiện hành động) và một nạn nhân (người hay vật chịu sự tác động của hành động). Nếu chúng ta muốn cho tác nhân làm chủ ngữ, chúng ta có thể dùng câu chủ động.
Ví dụ:
The storm blew Margaret's roof off. (Cơn bão cuốn bay nhà của Margaret.)
Somebody’s dropped ketchup all over the floor. (Ai đó làm dây tương cà ra khắp sàn.)
Nếu chúng ta muốn cho nạn nhân làm chủ ngữ, chúng ta có thể dùng câu bị động.
Ví dụ:
Margaret's roof was blown off in the storm. (Mái nhà của Margaret bị cơn bão cuốn bay.)
Ketchup has been dropped all over the floor. (Tương cà bị dây ra khắp sàn.)

Nếu chúng ta muốn đối tượng khác làm chủ ngữ, chúng ta có thể dùng cấu trúc have + tân ngữ + quá khứ phân từ.
Ví dụ:
Margaret had her roof blown off in the storm. (Margaret bị cuốn bay mái nhà trong cơn bão.)
The floor has had ketchup dropped all over it. (Sàn nhà dính đầy tương cà.)

Cấu trúc với have có thể được sử dụng để cá nhân hoá một tình huống bằng cách cho một người nào đó làm chủ ngữ.
Ví dụ:
I've got the house full of children. (Thay vì The house is full of children HAY There are children all over the house)
(Nhà tôi có nhiều trẻ con.)

Chúng ta có thể có chủ ngữ mình muốn bằng việc lựa chọn đúng động từ.
Hãy so sánh:
- The biscuit factory employs 7,000 people. (Nhà máy bánh quy thuê 7000 người.)
7,000 people work for the biscuit factory. (7000 người làm việc cho nhà máy bánh quy.)
- He led the children through the silent streets. (Ông ấy dẫn lũ trẻ đi băng qua khu phố tĩnh lặng.)
The children followed him through the silent streets. (Bọn trẻ theo ông ấy đi qua khu phố tĩnh lặng.)

Một số động từ có thể đi kèm với cả chủ ngữ là tác nhân hoặc chủ ngữ là nạn nhân.
Ví dụ:
She opened the door. (Cô ấy mở cửa.)
The door opened. (Cửa mở)

4. Đặt những cấu trúc dài, có giá trị thông tin cao ở cuối câu

Các cấu trúc dài hơn thường đứng ở cuối mệnh đề hoặc câu. (Những cấu trúc này luôn có 'giá trị thông tin' cao nhất trong bất kỳ trường hợp nào.)
Ví dụ:
Children are sometimes discouraged by the length of time it takes to learn a musical instrument. 
(Trẻ em đôi khi nản trí vì phải mất một khoảng thời gian rất lâu để học một loại nhạc cụ.)
(Tự nhiên hơn The length of time it takes to learn a musical instrument sometimes discourages children.)

Vì điều đó, chúng ta thường dùng cấu trúc với chủ ngữ giả it để chuyển một mệnh đề, tân ngữ hoặc chủ ngữ nguyên thể xuống cuối câu.
Ví dụ:
It worried me that she hadn’t been in touch for so long.
(Tôi lo khi mà đã lâu lắm rồi cô ấy không liên lạc với tôi.)
(Tự nhiên hơn That she hadn’t been in touch for so long worried me.)
 It's important to tell us everything you know.
(Nói cho chúng tôi  tất cả mọi thứ anh biết là điều quan trọng)
(Tự nhiên hơn  To tell us everything you know is important.)
He made it clear that he was not in the least interested. 
(Anh nói rõ ràng anh ấy không hứng thú dù chỉ một chút.)
(Tự nhiên hơn He made that he was not in the least interested clear.)

Trạng từ thường không chia tách động từ khỏi tân ngữ của nó trong mệnh đề tiếng Anh. Tuy nhiên, một tân ngữ quá dài có thể đứng sau một trạng từ ngắn hơn.
Hãy so sánh:
She plays the violin very well.
(Cô ấy chơi vi-ô-lông rất giỏi.)
KHÔNG DÙNG: She plays very well the violin.
She plays very well almost any instrument that you can think of and several that you can't.
(Cô ấy chơi giỏi hầu hết các loại nhạc cụ mà bạn có thể biết và một số loại bạn không biết.)

Việc đặt những cấu trúc dài, có giá trị thông tin cao ở cuối câu có thể ảnh hưởng đến thứ tự từ của câu hỏi gián tiếp.
Hãy so sánh:
I’m not sure what the point is.
(Tôi không chắc mục đích là gì.)
I’m not sure what is the point of spending hours and hours discussing this.
(Tôi không chắc mục đích của việc dành hàng giờ liền thảo luận về cái này là gì.)

5. Cấu trúc nhấn mạnh

Có những cách khác nhau để nhấn mạnh một phần của câu. Chẳng hạn như dùng câu chẻ (cleft sentence) với it hoặc what: nhấn mạnh một ý bằng việc đặt những ý khác ở mệnh đề phụ.
Ví dụ:
It was my mother who finally called the police. 
(Chính mẹ tôi là người gọi cảnh sát.)
What I need is a hot bath and a drink.
(Những gì tôi cần là bồn tắm nóng và một ly rượu.)

Nếu chúng ta đặt một thành phần câu (thường không đứng ở vị trí đầu) lên đầu câu, việc này càng làm tăng thêm tính nhấn mạnh. Cấu trúc này rất thông dụng trong giao tiếp khi ngữ điệu có thể làm cho cấu trúc câu rõ ràng hơn.
Ví dụ:
The other plans we'll look at next week. (Những kế hoặc khác chúng tôi sẽ xem vào tuần tới.)

Tại sao lại học tiếng Anh trên website TiengAnh123.Com?

TiengAnh123.Com là website học tiếng Anh online hàng đầu tại Việt Nam với hơn 1 triệu người học hàng tháng. Với hàng ngàn bài học bằng video và bài tập về tất cả các kỹ năng như phát âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, Ngữ pháp tiếng Anh cơ bảnnâng cao, Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người mất gốc etc... website TiếngAnh123.Com sẽ là địa chỉ tin cậy cho người học tiếng Anh từ trẻ em, học sinh phổ thông, sinh viên và người đi làm.

×