Tiếng Anh giao tiếp

Các bài học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả giúp bạn học giỏi tiếng Anh ngay tại nhà và văn phòng

Danh sách bài học Tiếng Anh giao tiếp

  • Lời chào trang trọng (Formal greetings)

    Các cách chào hỏi trang trọng trong tiếng Anh: good morning, good afternoon, good evening. Cách sử dụng các cụm từ "Good night" , "Nice to meet you", "Don't mention it" trong giao tiếp.

  • Lời chào và tạm biệt theo cách thân thiết (Informal Greetings and Farewells)

    "Hi" là cách nói thân mật của "hello" (Xin chào). “How’s it going?” là cách nói thân mật của “How are you?” (Dạo này bạn thế nào?) “See you later” (Hẹn gặp lại) là cách nói thân mật của “goodbye.”  (Tạm biệt)

  • Những lời giới thiệu trang trọng (Formal Introductions)

    Mr. Wilson, I’d like you ... ( Ngài Wilson, tôi muốn ông ...).  Lưu ý rằng ngữ điệu sẽ đi lên ở “Mr. Wilson,” được sử dụng để gọi tên, gây sự chú ý với một ai đó. Hãy nghe âm “d” trong “I’d like.” Nó có nghĩa là "I would like", nó rất khác so với I like. (“I’d like” nghĩa giống với “I would like” hoặc “I want.”)

  • Lời giới thiệu thân thiết (Informal Introductions)

    “Who’s” (Ai là) là dạng rút gọn của who is.  Nó được phát âm giống như “whose” (của ai) (/huwz/), nhưng nghĩa thì khác. Mary, this is my friend Jim (Mary, đây là bạn của tớ, Jim.).  Đây là một cách thân thiện để giới thiệu hai người với nhau. “Jim, this is Mary.”, đây là cách nói phổ biến.Trong trường hợp này, Mary nói "Hi, Jim" (Xin chào, Jim) đầu tiên. 

  • Mấy giờ rồi? (What Time Is It?)

    It’s a quarter after seven. (Bây giờ là bảy giờ mười lăm.).Cụm từ này là một trong những cách phổ biến nhất để nói về thời gian. Nó nghĩa là: “It’s 15 minutes past 7:00.” (7 giờ quá 15 phút). Một cách nói đơn giản khác là: “It’s seven fifteen.” (Bây giờ là 7 giờ 15). Nói chung bạn có thể nói: “It’s a quarter past the hour.”. Làm thế nào để chúng ta biết đó là thời gian nào trong ngày. Hãy nhìn vào câu gợi ý bối cảnh: “evening traffic” (giao thông buổi tối).  

  • Cuộc gọi điện thoại (A Telephone Call)

    Hi, Alice, it’s John (Xin chào, Alice, tớ là John): Hi, ____, it’s ____ là cách nói xin chào thông thường và thân thiện trong điện thoại. Mặc dù "it's" nghĩa là "it is", nhưng ở đây nó có nghĩa là "I am" (tớ là).

  • Bạn có thể nhắc lại không? (Can You Say That Again?)

    Khi hỏi ai đó để làm rõ thông tin hãy thử nói Can you please repeat that? (Bạn có thể nhắc lại không?) /Can you spell that for me? (Bạn có thể đánh vần nó cho tôi không?) / Can you please write down the address for me? (Bạn có thể viết địa chỉ cho tôi không?)

  • Sự trùng hợp (Coincidences)

    Long time no see! (Lâu rồi không gặp!) Đây là cách diễn đạt phổ biến được sử dụng để nói lời chào với người mà bạn đã không gặp một khoảng thời gian dài. What a ___! Câu cảm thán này thể hiện mức độ ngạc nhiên, vui mừng, thất vọng,...

  • Báo cáo thời tiết (Weather Report)

    Cold front” nghĩa là luồng/ khối không khí lạnh. “Supposed to” ở đây đề cập đến một cái gì đó được dự định hoặc dự kiến sẽ xảy ra: I thought it was supposed to rain today (Tôi nghĩ rằng hôm nay trời sẽ mưa). Cụm từ này có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp: I thought the train was supposed to arrive at 9:00 a.m (Tôi nghĩ rằng xe lửa sẽ đến vào lúc 9:00 sáng).

  • Cách gọi món (Ordering a meal)

    Một số câu thường dùng khi gọi món trong tiếng Anh: ''And I'll have lemonade'', '' I'll have the tomato soup to start, and the roast beef with mashed potatoes and peas.'', 'I'll just have the fish''

  • Tại phòng khám của bác sĩ (At the doctor's office)

    Một số câu hỏi và trả lời được dùng trong phòng khám của bác sĩ: What seems to be the problem?, A bad cough… a sore throat … a headache, Take aspirin … get rest … Make sure … Call me

  • Cách hỏi đường (Asking Directions)

    Could you tell me … là cách hỏi lịch sự hơn một chút so với “Can you tell me …?”

  • Gọi trợ giúp (Calling for Help)

    911 là số điện thoại bạn gọi cho dịch vụ khẩn cấp. Người nghe điện sẽ hỏi bạn về tình huống khẩn cấp đó và điều các dịch vụ khẩn cấp cần thiết đến, có thể là cảnh sát, lính cứu hỏa, xe cứu thương. I’d like to report a car accident near the post office on Charles Street. Chú ý nhấn mạnh các từ khóa “car accident,” “post office” and “Charles Street”. Đây là những chi tiết quan trọng mà bên dịch vụ cấp cứu cần nắm được.

  • Tại siêu thị (At the Supermarket)

    How about là cách diễn đạt thông thường khi muốn gợi ý thực hiện một hoạt động. “Hmm" là 1 cách diễn đạt khi muốn nghĩ về một điều gì đó trước khi nói. Why don’t you… được dùng để bảo ai đó làm gì, ngoài ra cũng có thể đưa ra lời khuyên.

  • Tại bưu điện (At the post office)

    * What can I do for you today ? Chú ý rằng câu hỏi này bắt đầu bằng "What,", vì vậy, phần ngữ điệu được nhấn ở cuối câu hỏi. * Or you can send it priority .... Chú ý rằng ngữ điệu được nhấn vào "or", mang ý nghĩa nhấn mạnh rằng có nhiêu khả năng, lựa chọn khác.

  • Cập nhật tình hình sau giờ học (Catch up after class)

    * Hey! Là một cách thân mật để nói “hello” (xin chào) * How did your physics exam go? là cách hỏi khác của “How was your physics exam?” * Do you feel like được sử dụng ở đây có nghĩa là “do you want to” (bạn có muốn). Lưu ý rằng sau “do you feel like”, động từ ở dạng “v-ing” (studying) 

  • Mua sắm (Shopping)

    *Can I help you? Hoặc “May I help you” thường được người bán hàng dùng như một lời chào tới khách hàng. *I am looking for a ở đây có nghĩa là “Tôi không biết chính xác tôi đang muốn cái nào” *Size medium. Trang phục thường được chia thành ba kích cỡ: small (nhỏ), medium (trung bình) và large (lớn).

  • Đi lại (Transportation)

    * Should we … or …? Là một cách hỏi “Cái nào tốt hơn?” * Take a taxi or a bus? Từ “or” ở đây báo hiệu một sự lựa chọn. * Rush hour là một danh từ ghép, với trọng âm rơi vào từ đầu tiên.

  • Chạy việc vặt (Running Errands)

    * Hi,there. Chú ý ngữ điệu trong lời chào này, đi lên sau từ “Hi” và đi xuống sau từ “there.”  * Sure là một cách thể hiện thân thiện có nghĩa là “OK.”  * Get my hair cut/have my new pants hemmed/have my car serviced. Chú ý get/ have + tân ngữ + phân từ. Cấu trúc này dùng để diễn tả hành động mà ai đó làm cho chúng ta.

  • Bạn bao nhiêu tuổi thế? (How Old Are You?)

    I’m really excited … (Tôi thật sự rất hào hứng ... ). Chú ý nhấn mạnh vào "really". "Really" được sử dụng để nhấn mạnh tính từ "excited" ở đây. Birthday party (Bữa tiệc sinh nhật) Chú ý rằng trọng âm thông thường của danh từ ghép rơi vào từ đầu tiên. She’ll be 55 (Bà ấy sẽ 55 tuổi). Chú ý rằng trọng âm rơi vào "55". Đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi "How old is she?" (Cô ấy bao nhiêu tuổi?)

  • Trong rạp chiếu phim (At the Movies)

    The 3:30 show (buổi chiếu phim lúc 3:30) Phim được chiếu vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Điều này đề cập rằng phim bắt đầu vào lúc 3:30. Chú ý nhấn mạnh vào 3:30. Enjoy the movie! Chú ý cách mà ngữ điệu lên giọng ở movie. Điều này được nói theo một cách thân thiện và được theo sau bởi dấu chấm than.

  • Bạn giỏi về cái gì? (What Are You Good At?)

    I’m really good at (Tôi rất giỏi) "Really" nghĩa là "very" (rất) và được sử dụng để nhấn mạnh "good". Từ này đứng trước tính từ. I’m really good at (Tôi rất giỏi) "Really" nghĩa là "very" (rất) và được sử dụng để nhấn mạnh "good". Từ này đứng trước tính từ.

  • Môn thể thao yêu thích của bạn là gì? (What’s Your Favorite Sport?)

    What time is that soccer game on? (Trận bóng đá vào lúc mấy giờ nhỉ?) nghĩa là “When does the soccer game start?” (Khi nào thì trận bóng đá bắt đầu?). "What time ... on". I much prefer basketball ở đây nghĩa là “I like basketball a lot more than soccer.” (Tớ thích bóng rổ nhiều hơn bóng đá). Chú ý cách "much" được đánh trọng âm để diễn tả rằng người nói rất thích bóng rổ.

  • Một buổi tối tại nhà hát (A Night at the Theater)

    You are welcome (Không có chi). Elena trả lời “You are welcome” trong đoạn hội thoại này. Cô ấy cũng có thể nói “Don’t mention it” (Đừng bận tâm). Khi nhận được lời khen từ một ai đó (ví dụ: “You were such a talented ballerina” (Cậu là một nữ diễn viên ballet tài năng)), bạn có thể chấp nhận lời khen (“That’s very kind of you” (Bạn thật là tốt bụng)) hoặc làm giảm lời khen (“Oh, I wasn’t that good” (Oh, tôi không tốt như vậy đâu.) 

  • Đi du lịch (Taking a Vacation)

    Ticket (Vé) có thể ám chỉ đến vé của nhiều loại phương tiện khác nhau (tàu điện, xe buýt, tàu hỏa, máy bay, ...) Nhìn chung, bạn có thể đoán được loại phương tiện dựa vào ngữ cảnh. Khi thảo luận về du lịch bằng máy bay, a red eye là chuyến bay rời đi vào ban đêm để đến vào sáng sớm hôm sau. Điều này có liên quan đến việc đôi mắt của bạn trở nên đỏ như thế nào khi bạn không ngủ đủ giấc.

  • Tại cửa hàng thú cưng (At the Pet Store)

    Oh! What a beautiful cat (Oh! Thật là một con mèo xinh đẹp) "Oh!" được sử dụng để diễn tả sự ngạc nhiên hoặc phấn khích. "What a (an) ... " là một câu cảm thán có nghĩa là “I think this is a very …” (Tôi nghĩ điều đó rất ... ).“What a(n) …” được theo sau bởi một tính từ, và tính từ này luôn được nhấn mạnh. Chú ý nhấn mạnh vào "beautiful" ở đây. 

  • Đưa ra ý kiến của bạn (Giving Your Opinion)

    Decide (Quyết định) là một động từ hữu ích để thể hiện sự lựa chọn. Thành ngữ “to make up my mind”, cũng có nghĩa là “to decide” (quyết định).  Ví dụ: “There are so many choices in this menu. It’s going to take awhile to make up my mind/decide.”  (Có rất nhiều lựa chọn trong menu này. Sẽ mất một lúc để quyết định).

  • Sở thích (Hobbies)

    Gonna là một cách nói thông thường của "I'm going to" (Tôi sẽ ... ). Các cấu trúc tương tự khác bao gồm “wanna” [want to] hoặc “hafta” [have to].  Đây là những ví dụ về tiếng Anh nói và không nên được sử dụng trong ngữ cảnh trang trọng. Một số ví dụ này hiện có trong tin nhắn văn bản như một phương tiện rút ngắn câu.

  • Đám cưới (Weddings)

    Hãy nghe trọng âm trong honeymoon (tuần trăng mật). Có ba âm tiết trong “honeymoon”, với sự nhấn mạnh vào âm tiết đầu tiên [HO-ney-moon].  Từ nội dung này rất quan trọng về mặt văn hóa, vì vậy, nó được nhấn mạnh: Đó có nghĩa là một chuyến đi hoặc kỳ nghỉ được thực hiện bởi một cặp vợ chồng mới cưới. Tie the knot là cách nói thân mật của “get married” (kết hôn).

  • Đưa ra lời khuyên (Giving Advice)

    Trong cuộc hội thoại trang trọng, việc đưa ra lời khuyên được được đề xuất qua động từ khuyết thiếu: ought to/ should / could / If I were you. Trong cuộc hội thoại thân mật, mọi người có xu hướng sử dụng những từ như as I think that/ I feel that/ in my opinion (Tôi nghĩ rằng/ Tôi cảm thấy/ Theo ý kiến của tôi). Chú ý cách sử dụng các hình thức câu mệnh lệnh: Take the job (Hãy đảm nhận công việc)/ Trust me (Tin tôi đi)/ Go for it! (Hãy làm nào!). Hình thức câu mệnh lệnh có thể được sử dụng để thuyết phục một ai đó 1 cách nhẹ nhàng.

  • Cách sử dụng Tiếng Anh đơn giản (How to use plain English)

    Hãy để ngôn ngữ của bạn đơn giản và rõ ràng. Hãy sử dụng tiếng Anh đơn giản. Tiếng Anh đơn giản là loại ngôn ngữ thường gặp trong lời mời, được sắp xếp một cách hợp lí và dễ hiểu ngay từ lần đọc đầu tiên.

  • Cách viết một bức thư điện tử kinh doanh (How to write a business email)

    Thư điện tử (E-mail) có thể là một phương tiện giao tiếp bằng văn bản nhanh chóng và dễ dàng. Việc viết lời hồi đáp cho mọi bức thư điện tử một cách nhanh chóng và lịch sự là điều rất quan trọng. Hãy viết một cách ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm; đừng lãng phí thời gian của người nhận.

  • Cách viết một trang fax (How to write a fax coversheet)

    Mặc dù một bản facsimile (gọi tắt là fax) thường rất ngắn nhưng nó vẫn cần sự lịch sự. E-mails (thư điện tử) đã được sử dụng rộng rãi, thay thế fax, nhưng vẫn có một vài người vẫn dùng fax để gửi những bản sao của tài liệu.

  • Cách viết một bản ghi nhớ trong kinh doanh (How to write a business memorandum)

    Một bản ghi nhớ (memorandum) là một trong những phương tiện giao tiếp tại nơi làm việc. Bản ghi nhớ thường là một đoạn văn bản ngắn để ghi nhớ những điều cần thực hiện. Bên cạnh bản ghi nhớ hành động, cũng có bản ghi nhớ cuộc họp. Bản ghi nhớ hiện nay thường được viết dưới dạng tin nhắn email (thư điện tử).

  • Cách viết một bức thư kinh doanh (How to write a business letter)

    Đôi khi bạn cần viết nhiều thư theo phong cách trang trọng hơn. Những dạng thư này được gọi là business letter (thư kinh doanh) và nó tuân theo một phong cách hay cấu trúc nhất định. Khi bạn làm việc cho một công ty, trước hết bạn nên kiểm tra cách viết một bức thư kinh doanh của công ty đó.

  • Cách viết một lịch trình cuộc họp (How to write a meeting agenda)

    Lịch trình cuộc họp (Agenda) là một bản kế hoạch được viết để thấy được trình tự các đề tài được thảo luận trong cuộc họp. Nó làm cuộc họp diễn ra trôi chảy, hiệu quả mà không làm lãng phí thời gian của mọi người.

  • Cách viết biên bản một cuộc họp (How to write meeting minutes)

    Việc ghi chép lại biên bản cuộc họp một cách hiệu quả là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong kinh doanh. Điều quan trọng đối với nơi làm việc là phải có một bản ghi chính xác về tất cả các mục đã được đề cập trong một cuộc họp. Biên bản chính xác giúp tiết kiệm thời gian và có thể đem ra tranh luận sau đó về việc ai đồng ý làm gì. Một biên bản tốt cung cấp bản ghi chép về cuộc thảo luận và những quyết định được đưa ra trong những cuộc họp để tham khảo trong tương lai.

  • Cách sử dụng điện thoại (How to use a telephone)

    Giao tiếp qua điện thoại là điều đầu tiên trong kết nối, liên lạc giữa hầu hết các chuyên gia và nó là một cơ hội cho bạn xây dựng một ấn tượng tốt. Con người ta có thể nhanh chóng có những nhận xét về bối cảnh, giáo dục và tính cách của bạn dựa vào giọng nói. Hãy nói một cách rõ ràng, chính xác và tự tin.

  • Cách viết sơ yếu lí lịch đầu tiên của bạn (How to write your first CV)

    Viết CV là bước đầu tiên trong quá trình tìm kiếm công việc và sau đó, nếu bạn lọt vào vòng phỏng vấn, bạn có thể mở rộng những gì đã viết trong CV của bạn. CV là một tài liệu quan trọng cho thấy kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng. Vì nó thường là bước quan trọng đầu tiên để có được một công việc, nó cần phải được viết và cập nhật cẩn thận mỗi khi bạn xin việc mới.

  • Cách viết một bức thư xin việc (How to write a cover letter)

    Thư xin việc hay thư ứng tuyển (cover letter), cùng với CV, có thể là một yếu tố quyết định bạn có được nhận phỏng vấn hay không. Thư xin việc rất quan trọng vì nó là một ấn tượng đầu của nhà tuyển dụng tiềm năng. Hãy cá nhân hóa thư xin việc của bạn khi gửi từng nhà tuyển dụng và đừng nỗ lực tiết kiệm thời gian bằng cách gửi cùng một bức thư xin việc cho tất cả nhà tuyển dụng.

  • Kĩ năng thuyết trình: Mục đích và khán giả (Presentation skills: Purpose and Audience)

    Hãy nghĩ đến những bài thuyết trình khác nhau bạn đã từng nghe. Khi chúng kết thúc, bạn cảm thấy như thế nào về chúng? Bạn có tự hỏi chúng nói về gì hay bạn đã có thể hiểu mọi thứ? Bạn có cảm thấy bạn đã học hỏi được điều gì đó từ những bài thuyết trình ấy? Nếu bạn hiểu bài, bài thuyết trình đó chắc hẳn đã rất rõ ràng và được trình bày một cách thẳng thắn, trực tiếp.

  • Kĩ năng thuyết trình: Tập trung vào mục tiêu (Presentation skills: Focus on objectives)

    Mục tiêu bài thuyết trình của bạn nên là một trong những ý sau: Để chia sẻ một số thông tin/ Để dạy một điều gì đó/ Để giải trí/ Để giải thích và giải quyết một vấn đề

  • Kĩ năng thuyết trình: Viết bài nói của bạn (Presentation skills: Writing your speech)

    Tạo một sơ đồ tư duy và viết xuống những ý tưởng của bạn một cách ngẫu nhiên (không cần suy nghĩ, lo lắng về thứ tự của chúng, cái gì thứ nhất, cái gì thứ hai,...)-> Quyết định thứ tự những gì bạn muốn nói về ý tưởng của bạn. ->Xây dựng một dàn ý. Liệt kê các ý tưởng của bạn theo trình tự.

  • Kĩ năng thuyết trình: Bài thuyết trình bằng lời nói (Presentation skills: Oral presentations)

    Tất cả các bài thuyết trình nên kể một câu chuyện thú vị nhưng nên được kể một cách ngắn gọn hơn là dài dòng. Hãy luôn hướng đến trọng tâm. Các phương tiện hỗ trợ trực quan thực sự có ích và nên được chuẩn bị trước, nhưng làm thế nào để một người có thể khiến bài thuyết trình của mình gây ảnh hưởng mạnh đến khán giả. Hãy cân nhắc những điều dưới đây.

  • Kĩ năng thuyết trình: Ngoại hình cá nhân (Personal appearance)

    Những ấn tượng đầu tiên là thứ chỉ có thể làm một lần! Vài giây đầu tiên đều được tính, vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội để tạo được 1 ấn tượng tốt. Ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng, bởi vì người khác đánh giá bạn với cái nhìn thoáng qua và nếu đó không phải là một ấn tượng tốt thì nó gần như không thể xóa bỏ. Vì vậy, hãy chuẩn bị tốt và 'ghi điểm' trong những giây đầu tiên.

  • Kĩ năng thuyết trình: Sử dụng các phương tiện trực quan để thuyết trình (Using visual aids for presentation)

    Các phương tiện trực quan được cho là có thể cải thiện sự tự tin của người nói, nhưng việc lựa chọn phương tiện hỗ trợ một cách cẩn thận là điều cần thiết nếu bạn muốn có sức thuyết phục.

  • Kĩ năng phỏng vấn (Interview skills)

    Cho dù cho một công việc bán thời gian hoặc việc làm lâu dài, nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn sẽ muốn nói chuyện với bạn sau khi đọc đơn ứng tuyển của bạn. Ý tưởng khi phải trả lời những câu hỏi bất ngờ khiến mọi người lo lắng, nhưng tin tốt là nếu bạn đã được hẹn lịch cho một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng đang suy nghĩ nghiêm túc về việc thuê bạn.

×