Ngữ pháp tiếng Anh
Ngữ pháp tiếng Anh sẽ gồm những bài học ngữ pháp từ dễ đến khó - giúp bạn hiểu và nắm chắc được tất cả các khái niệm về ngữ pháp tiếng Anh
Danh sách bài học Ngữ pháp tiếng Anh
-
Danh từ (Nouns)
Danh từ là 1 trong những từ loại cơ bản trong tiếng Anh. Trong bài học này, các bạn sẽ tìm hiểu về định nghĩa của danh từ, phân loại danh từ và chức năng của danh từ trong câu.
-
Danh từ đếm được và Danh từ không đếm được (Countable and Uncountable Nouns)
Danh từ đếm được là danh từ chỉ những sự vật, hiện tượng mà chúng ta có thể đếm được, hay nói cách khác là có thể đặt trực tiếp các số đếm trước chúng. Danh từ không đếm được là những danh từ chúng ta không thể đếm trực tiếp bằng số đếm.
-
Dang thức số nhiều của danh từ (Plurals of nouns)
Chỉ danh từ đếm được mới có dạng thức số nhiều. Danh từ số nhiều được hình thành từ danh từ số ít. Khác với tiếng Việt để hình thành danh từ số nhiều trong tiếng Anh, ta cần biến đổi danh từ số ít theo một số quy tắc nhất định.
-
Hình thức sở hữu của danh từ (Possessive case of nouns)
Trong tiếng Anh có 2 hình thức sở hữu của danh từ. Đó là "of" và "'s". Chúng ta thường dùng "of" khi nói về sở hữu của vật và dùng "'s" hay còn gọi là sở hữu cách khi nói về sở hữu của con người hoặc động vật.
-
Mạo từ (Articles)
Mạo từ là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định. Có 2 loại mạo từ là mạo từ không xác định hay còn gọi là mạo từ bất định (indefinite article) và mạo từ xác định (definite article).
-
Lượng từ (Quantifiers)
Lượng từ là những từ hay cụm từ dùng trước danh từ để biểu đạt số lượng của sự vật, sự việc, con người.
-
Đại từ (Pronouns)
Đại từ là từ thay thế cho danh từ, tránh sự lặp lại danh từ. Có 7 loại đại từ trong tiếng Anh bao gồm: Đại từ nhân xưng, đại từ bất định, đại từ sở hữu, đại từ phản thân, đại từ chỉ định, đại từ quan hệ, đại từ nghi vấn.
-
Tính từ (Adjectives)
Tính từ là những từ mô tả đặc điểm, tính chất của danh từ góp phần làm rõ thêm về danh từ đó. Trong bài này, các em sẽ được tìm hiểu về các loại tính từ và vị trí của chúng trong câu.
-
Trật tự của tính từ trong cụm danh từ (Adjective order)
Trong tiếng Anh, chúng ta có thể sử dụng 1 hay nhiều tính từ trước 1 danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó. Khi có nhiều hơn 1 tính từ bổ nghĩa cho danh từ thì các tính từ nêu ý kiến thường đứng trước các tính từ miêu tả (kích cỡ, hình dạng, màu sắc, nguồn gốc ...). Thứ tự cụ thể như sau: Opinion (ý kiến) - Size (kích cỡ) - Shape (hình dạng) - Condition (tình trạng) - Age (tuổi tác) - Color (màu sắc) - Pattern (mẫu mã) - Origin (nguồn gốc) - Material (chất liệu) - Purpose (mục đích)
-
Trạng từ (Adverbs)
Trạng từ là những từ bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ, tính từ hoặc trạng từ khác trong câu. Đôi khi chúng có thể bổ nghĩa cho cả câu. Chúng có thể nêu thêm ý nghĩa về cách thức, mức độ hoặc tần suất ...
-
Giới từ chỉ thời gian (Prepositions of time)
Giới từ chỉ thời gian đi kèm với những danh từ chỉ thời gian để làm rõ về thời gian thực hiện hành động. Trong bài học này chúng ta cùng tìm hiểu những giới từ chỉ thời gian cơ bản sau: in, on, at, by, during, after, before, between, for, since, till, until, up to.
-
Giới từ chỉ địa điểm (Prepositions of Place)
Giới từ chỉ địa điểm đi kèm với những danh từ chỉ địa điểm để làm rõ xem hành động được thực hiện ở đâu. Trong bài học này chúng ta hãy cùng tổng hợp các giới từ chỉ địa điểm cũng như cách sử dụng của chúng.
-
Động từ (Verbs)
Động từ là một trong những thành phần chính của một câu hoặc câu hỏi trong tiếng Anh. Trong thực tế, chúng ta không thể thành lập một câu mà thiếu đi động từ trong câu. Động từ là những từ biểu thị cho một hành động như run (chạy), stand (đứng), sing (hát).., hay một trạng thái nào đó như feel (cảm thấy), love (yêu), understand (hiểu) ...
-
Liên từ (Conjunctions)
Liên từ là từ có tác dụng nối 2 thành phần của câu với nhau. Do vậy nó góp phần làm câu văn được liên kết ý một cách chặt chẽ. Có 3 loại liên từ, đó là: liên từ đẳng lập, liên từ phụ thuộc và liên từ tương quan.
-
Cấu trúc câu trong Tiếng Anh (Sentence patterns in English)
Cấu trúc câu hay trật tự từ trong câu tiếng Anh cơ bản rất quan trọng. Nó giúp bạn xây dựng được 1 câu đúng ngữ pháp, từ đó giúp thông điệp mà bạn muốn truyền đạt trở nên dễ hiểu hơn. Một câu trong tiếng Anh cơ bản thường bao gồm các thành phần như chủ ngữ, động từ, tân ngữ, bổ ngữ.
-
Các loại câu (Types of sentences)
Các câu trong tiếng Anh có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào chức năng hoặc cấu trúc ngữ pháp của chúng. Trong bài học này chúng ta hãy cùng xét hết tất cả các loại câu dựa vào 2 tiêu chí trên.
-
Câu mệnh lệnh (Imperatives)
Câu mệnh lệnh tên đầy đủ là (Imperative sentences) hay còn gọi là câu cầu khiến là mẫu câu dùng để yêu cầu, đề nghị hoặc ra lệnh người khác làm hay không làm một điều gì đó. Câu mệnh lệnh chia làm 2 loại: Trực tiếp và gián tiếp.
-
Thì hiện tại đơn (present simple)
Thì hiện tại đơn diễn tả hành động thường xuyên xảy ra, lặp đi lặp lại như lịch trình, thời khóa biểu hay thói quen. Thì hiện tại đơn còn diễn tả sự thật hiển nhiên, luôn đúng. Trong bài học này, các bạn sẽ học cấu trúc ngữ pháp và quy tắc chia động từ trong thì hiện tại đơn.
-
Thì hiện tại tiếp diễn (Present continuous)
Thì hiện tại tiếp diễn diễn tả các hành động đang xảy ra tại thời điểm nói, diễn đạt các hành động đang xảy ra xung quanh thời điểm hiện tại, diễn tả các thói quen gây phiền phức khi dùng với "always" và diễn tả những việc đã được sắp xếp và sẽ xảy ra. Trong bài học này, các bạn sẽ học cấu trúc ngữ pháp, cách dùng và quy tắc thêm đuôi "-ing" trong thì hiện tại tiếp diễn.
-
Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect)
Thì hiện tại hoàn thành diễn tả những sự việc vừa mới xảy ra hoặc có kết quả ở hiện tại, những trạng thái bắt đầu trong quá khứ và kéo dài đến hiện tại. Ngoài ra, thì hiện tại hoàn thành còn dùng để nói về những trải nghiệm hay những sự việc đã xảy ra trong quá khứ nhưng không gắn với thời gian cụ thể.
-
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present perfect continuous)
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn dùng để nhấn mạnh hành động liên tục xảy ra trong một khoảng thời gian quá khứ và kéo dài tới hiện tại (hoặc liên quan tới tương lai). Ngoài ra, thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn còn dùng để diễn tả hành động đã xảy ra, vừa mới kết thúc nhưng kết quả của hành động vẫn còn nhìn thấy ở hiện tại.
-
Phân biệt thì Hiện tại hoàn thành và Hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present Perfect vs Present Perfect Continuous)
Thì hiện tại hoàn thành diễn tả những hành động trọn vẹn trong khi thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn diễn tả những hành động còn đang tiếp tục xảy ra. Thì hiện tại hoàn thành nhấn mạnh vào kết quả trong khi thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh vào quá trình.
-
Thì quá khứ đơn (Past simple)
Thì quá khứ đơn dùng để thể hiện hành động đã kết thúc trong quá khứ không còn liên quan đến hiện tại, kể về cuộc sống của ai đó trong quá khứ. Ngoài ra, chúng ta còn dùng quá khứ đơn kể lại những chuyến đi hoặc những kỳ nghỉ. Thì quá khứ đơn được dùng để liệt kê một loạt các hành động xảy ra trong quá khứ và để kể về lịch sử.
-
Quy tắc thêm đuôi -ed vào sau động từ và cách đọc (-ed spelling and pronunciation rules)
Trong Tiếng Anh có các động từ theo quy tắc và bất quy tắc. Khi chuyển sang dạng quá khứ hoặc quá khứ phân từ, các động từ theo quy tắc cần được thêm đuôi "-ed". Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu các quy tắc thêm và đọc đuôi "-ed".
-
Be used to/get used to/ used to (Phân biệt cách sử dụng cụm be used to/ get used to/ used to)
Cấu trúc "Be used to, Get used to và Used to" trong tiếng Anh có cấu trúc khá giống nhau nên thường bị nhầm lẫn khi làm các bài tập ngữ pháp. Bài học này sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt 3 cấu trúc này nhé! Trong đó "Be used to" là đã quen với việc gì, "get used to" là dần quen với việc gì và "used to" là đã từng thường làm gì (thói quen trong quá khứ).
-
Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
Thì quá khứ tiếp diễn diễn tả những hành động đang xảy ra tại 1 thời điểm xác định trong quá khứ, hoặc 1 hành động đang xảy ra trong quá khứ thì bị 1 hành động khác cắt ngang. Thì quá khứ tiếp diễn cũng được dùng để diễn tả những hành động cùng xảy ra trong quá khứ hoặc để phàn nàn về 1 thói quen xấu trong quá khứ.
-
Thì quá khứ hoàn thành (Past perfect tense)
Thì quá khứ hoàn thành dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành. Hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn.
-
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past perfect continuous)
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn diễn tả 1 hành động đã xảy ra trong 1 khoảng thời gian trước khi 1 hành động khác xảy ra trong quá khứ. Nó cũng có thể dùng để diễn tả 1 hành động đã xảy ra trong 1 khoảng thời gian và có kết quả ở quá khứ.
-
Thì tương lai đơn (Simple future tense)
Thì tương lai đơn dùng để diễn đạt một quyết định ngay tại thời điểm nói, diễn đạt lời dự đoán không có căn cứ. Thì tương lai đơn được sử dụng trong câu để nghị, hứa hen.
-
Tương lai gần (Be going to + V)
Thì tương lai gần (be going to) dùng để diễn tả những ý định có từ trước thời điểm nói hoặc đưa ra những dự đoán về những sự việc chắc chắn xảy ra.
-
Thì tương lai tiếp diễn (Future continuous tense)
Thì tương lai tiếp diễn dùng để nói về 1 hành động đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai hay 1 hành động đang xảy ra thì 1 hành động khác xen vào trong tương lai. Thì tương lai tiếp diễn còn dùng để chỉ hành động sẽ xảy ta như một phần trong kế hoạch hoặc một phần trong thời gian biểu hoặc hành động sẽ diễn ra và kéo dài liên tục suốt một khoảng thời gian ở tương lai.
-
Thì tương lai hoàn thành (Future perfect)
Tương lai hoàn thành dùng để diễn tả 1 hành động sẽ được hoàn tất trước 1 thời điểm nào đó trong tương lai hoặc 1 hành động kéo dài được bao lâu tính đến 1 thời điểm trong tương lai.
-
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future perfect continuous tense)
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động xảy ra và kéo dài liên tục đến một thời điểm nào đó trong tương lai. Ngoài ra thì tương lai hoàn thành tiếp diễn còn dùng để nhấn mạnh tính liên tục của hành động so với một hành động khác trong tương lai.
-
Các cách diễn đạt tương lai (Expressions with future meaning)
Trong tiếng Anh, ngoài các thì tương lai các em có thể dùng các thì khác để nói về tương lai như thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn hay với các cụm như "be to V, be about to V, be due to V".
-
Động từ khuyết thiếu (Modal verbs)
Trong phần bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về động từ khuyết thiếu bao gồm: khái niệm về động từ khuyết thiếu, những đặc điểm chung của động từ khuyết thiếu, cấu trúc câu với động từ khuyết thiếu và phân loại động từ khuyết thiếu.
-
Động từ khuyết thiếu chỉ khả năng (Can/ could/ be able to)
Động từ khuyết thiếu chỉ khả năng bao gồm can/could/be able to. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách dùng và cấu trúc câu sử dụng các động từ này nhé.
-
Động từ khuyết thiếu chỉ sự bắt buộc (Modal verbs of obligation)
Dựa vào chức năng của các động từ khuyết thiếu, chúng được chia ra thành các nhóm nhỏ. Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhóm các động từ chỉ sự bắt buộc bao gồm: must và have to
-
Động từ khuyết thiếu chỉ lời khuyên (Should/Ought to/Had better/Must)
Để đưa ra lời khuyên các em có thể dùng các động từ khuyết thiếu sau: should, ought to, had better, must.
-
Cụm động từ (Phrasal verbs)
Trong tiếng anh có rất nhiều các cụm động từ cần ghi nhớ, điều nay gây rất nhiều khó khăn cho người học để có thể ghi nhớ hết các cụm động từ này. Bài học ngày này sẽ giúp các bạn hệ thống lại các cụm động từ theo các chủ đề mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống.
-
Danh động từ và động từ nguyên thể (Gerunds and infinitives)
Danh động từ là những từ có dạng V-ing và được dùng như 1 danh từ. Động từ nguyên thể là những động từ ở dạng cơ bản nhất. Có động từ nguyên thể có "to" - to V và động từ nguyên thể không có "to".
-
Động từ theo sau bởi 1 động từ nguyên thể có
Trong tiếng anh ta thấy động từ nguyên thể có "to" (To V) thường xuất hiện sau một động từ chính trong câu và "to V" đóng vai trò là cụm chỉ mục đích cho động từ chính. Chúng ta có 3 cấu trúc: S + V + to V, S + V + how/ what/ when/ where/ which/ why + to V, S + V + O + to V Bây giờ chúng ta cùng xét lần lượt các cấu trúc này nhé!
-
Động từ theo sau bởi danh động từ (Verb + Verb-ing)
Như các em đã được học thì danh động từ có thể đi kèm theo sau 1 số động từ. Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về các động từ đó, xem chúng là những động từ nào và cấu trúc câu ra sao nhé.
-
Tính từ + Giới từ (Adjective + Preposition)
Một trong những hiện tượng ngữ pháp thường gặp trong Tiếng Anh đó chính là dạng tính từ đi kèm với giới từ. Điều quan trọng là người học cần ghi nhớ tính từ nào đi kèm với giới từ nào cho phù hợp. Thực chất không có quy tắc nào áp dụng trong kiến thức ngữ pháp này cả mà chúng ta cần ghi nhớ thông qua quá trình luyện tập.
-
Động từ + giới từ (Verb + Preposition)
Trong bài này các em sẽ được cung cấp thêm những cụm động từ + giới từ đi kèm thường gặp.
-
Danh từ + Giới từ (Noun + Preposition)
Trong bài này các em sẽ được cung cấp thêm những cụm danh từ + giới từ đi kèm thường gặp.
-
So sáng ngang bằng (Equal comparison)
Một trong những hình thức so sánh phổ biến trong Tiếng Anh là so sánh ngang bằng, so sánh ngang bằng được dùng để so sánh các sự vật, sự việc, con người ở trạng thái ngang bằng nhau.
-
So sánh hơn (Comparatives)
Khi chúng ta muốn so sánh 2 sự vật, sự việc hay con người để chỉ ra ai/cái gì mang đặc điểm nổi trội hơn, chúng ta hãy cùng cấu trúc so sánh hơn.
-
So sánh nhất (Superlatives)
Cấu trúc so sánh nhất là một trong những loại câu phổ biến trong tiếng Anh. Chúng ta thường sử dụng mẫu câu này khi muốn so sánh nhiều người hay nhiều vật nhằm chỉ ra người/vật nào đó mang một đặc điểm nổi trội hơn những người/vật khác.
-
Cấu trúc với enough, too, so ... that, such ... that
Trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu về các cấu trúc câu thường gặp trong tiếng Anh cũng là các cấu trúc câu có thể biến đổi cho nhau và được sử dụng cho những phần bài viết lại câu. Đó là enough ...to (đủ ...để làm gì), too ..to (quá ...đến nỗi không thể), so ... that (quá ...đến nỗi), such ... that (thật là...đến nỗi)
-
Chủ ngữ giả It/There (Empty subjects It/There)
Trong tiếng Anh, chúng ta bắt gặp 1 hiện tượng ngữ pháp đó là chủ ngữ giả. Chủ ngữ giả được sử dụng khi chủ ngữ thật của câu không thích hợp để đứng đầu câu. Có 2 loại chủ ngữ giả trong tiếng Anh, đó là "It" và "There". Trong bài này, các em sẽ được cung cấp 1 số cấu trúc câu với 2 chủ ngữ giả này.
-
Câu điều kiện loại 0 & 1 (Conditionals type 0 & 1)
Câu điều kiện là câu có 2 mệnh đề: mệnh đề phụ nêu điều kiện và mệnh đề chính nêu kết quả. Câu điều kiện có thể dùng để đưa ra những khả năng có thể xảy ra hoặc không xảy ra ở quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Có 3 loại câu điều kiện chính là câu điều kiện loại 1, 2 và 3. Ngoài ra chúng ta còn có câu điều kiện loại 0 và câu điều kiện hỗn hợp.
-
Câu điều kiện loại 2 (Conditional sentence 2 )
Trong bài học này chúng ta cùng tìm hiểu về câu điều kiện loại 2 trong tiếng Anh, một loại câu điều kiện diễn tả giả định không có thực ở hiện tại, ngoài ra còn dùng để nói về khả năng một sự việc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
-
Câu điều kiện loại 3 (Conditionals type 3)
Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thật ở quá khứ. Sự việc nêu ở mệnh đề "if" trái với thực tế trong quá khứ.
-
Câu ước với Wish (Wishes)
Câu ước là câu thể hiện mong muốn, ước muốn của ai đó về một việc trong tương lai, ở hiện tại hay về một điều trong quá khứ. Có 3 loại câu ước thông dụng sử dụng với "Wish". Đó là câu ước về 1 điều trong tương lai, câu ước về 1 điều trái với hiện tại và câu ước trái với một sự thật trong quá khứ.
-
Câu điều kiện hỗn hợp (Mixed conditional sentence)
Ngoài công thức áp dụng cho câu điều kiện loại 0, 1, 2 và 3 thì trong tiếng Anh có nhiều cách khác nhau được dùng diễn tả điều kiện trong mệnh đề chỉ điều kiện với “If”. Câu điều kiện hỗn hợp là trộn lẫn của các loại câu điều kiện với nhau, ví dụ một số trường hợp được sử dụng trong giao tiếp và ngôn ngữ viết. Đó có thể là sự kết hợp giữa mệnh đề "if' của câu điều kiện loại 2 với mệnh đề chính của câu điều kiện loại 3 hoặc ngược lại mệnh đề "if" của câu điều kiện loại 3 kết hợp với mệnh đề chính của câu điều kiện loại 2.
-
Câu bị động 1 (Passive sentences 1)
Trong tiếng Anh nhiều khi chúng ta bắt gặp câu bị động trong các báo chí, trong các loại câu truyện như tiểu thuyết, truyện ngắn. Bài học này giúp các bạn tìm hiểu chung về thể bị động, cũng như cách dùng của thể bị động nhé!
-
Câu bị động 2 (Passive sentences 2)
Trong bài học này chúng ta cùng tìm hiểu về câu bị động tương ứng với các thì đã học nhé! Câu bị động của thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, tương lai đơn, hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành, tương lai đơn, tương lai gần, động từ khuyết thiếu.
-
Câu hỏi đuôi (Tag questions)
Câu hỏi đuôi là một trong những chủ điểm ngữ pháp rất hay gặp trong các kỳ thi cũng như trong giao tiếp tiếng Anh hằng ngày. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu về cách sử dụng cũng như cấu trúc hình thành câu hỏi đuôi nhé!
-
Mệnh đề quan hệ 1 (Relative clause 1)
Mệnh đề quan hệ là mệnh đề dùng để phân loại, làm rõ nghĩa cho danh từ đứng trước nó hoặc để bổ sung thêm thông tin cho đối tượng đã được xác định trong câu. Mệnh đề quan hệ bắt đầu bằng một đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu tổng quát về mệnh đề quan hệ, đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ.
-
Mệnh đề quan hệ 2 (Relative clause 2)
Trong bài học về mệnh đề quan hệ này, chúng ta tìm hiểu về hai loại mệnh đề quan hệ trong Tiếng Anh. Đó là mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định, restrictive relative clause, non-restrictive relative clause
-
Mệnh đề quan hệ rút gọn (Reduced relative clauses)
Trong bài này chúng ta tìm hiểu về mệnh đề quan hệ rút gọn và cách thức rút gọn 1 mệnh đề quan hệ.
-
Lời nói gián tiếp 1 (Reported speech 1)
Trong bài này chúng ta tìm hiểu về khái niệm thế nào là lời nói gián tiếp, sự khác nhau giữa lời nói gián tiếp và lời nói trục tiếp, cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp.
-
Lời nói gián tiếp 2 (Reported speech 2)
Trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu về cách chuyển câu hỏi dạng Yes/No question và câu hỏi dạng Wh-question cũng như câu mệnh lệnh, yêu cầu sang câu gián tiếp.
-
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (Clauses of time)
Trong bài này chúng ta cùng học về mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian cũng như sự phối hợp giữa động từ trong mệnh đề chính và mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian nhé!
-
Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (Clauses of purpose)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích là mệnh đề phụ được dùng để chỉ mục đích của hành động ở mệnh đề chính. Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích thường được bắt đầu bằng "in order to", "so as to" hoặc "so that", "in order that".
-
Mệnh đề chỉ lý do (Clauses of reason)
Mệnh đề chỉ lý do là mệnh đề phụ nêu ra nguyên nhân của hành động được nêu trong mệnh đề chính. Mệnh đề chỉ lý do thường được nối với mệnh đề chính bằng các liên từ "because, since, as" (lưu ý since và as thường đặt ở đầu câu). Ngoài ra còn có các cụm từ chỉ lý do thường được bắt đầu bằng các từ "because of, due to".
-
Mệnh đề chỉ kết quả (Clauses of result)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả là những mệnh đề phụ được dùng để chỉ kết quả do hành động của mệnh đề chính gây ra hay nói cách khác là mệnh đề chỉ kết quả là những mệnh đề bổ nghĩa cho mệnh đề chính bằng cách xác định kết quả. Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả được bắt đầu bằng so… that, such……that (quá … đến nỗi)hoặc cụm từ như as a result (kết quả là), therefore (do đó).
-
Mệnh đề chỉ sự nhượng bộ (Clauses of reason)
Mệnh đề chỉ sự nhượng bộ bắt đầu bằng các liên từ “Although”, “Though” và “Even though”, "in spite of", "despite" có nghĩa là “mặc dù, dù cho, cho dù” để nối hai mệnh đề tương phản nhau. Chúng ta có thể thấy điểm đặc biệt của mệnh đề này là: trong mệnh đề nhượng bộ thường chứa cặp từ : " mặc dù....nhưng " tuy vậy lại không sử dụng " but " trong mệnh đề mà lại dùng dấu "," để nối 2 vế.
-
Mệnh đề chỉ cách thức (Clauses of manner)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức mô tả việc 1 điều gì đó được thực hiện hoặc hoàn thành như thế nào. Nó thường bắt đầu bằng as, just as, like, as if, as though, ...
-
Câu cảm thán (Exclamatory sentences)
Câu cảm thán là lời nói được thốt lên đột ngột, khi muốn diễn tả cảm xúc, khen ngợi hoặc phê phán một điều gì đó. Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). Trong Tiếng Anh có hai loại câu cảm thán: câu cảm thán với "What", câu cảm thán với "How"
-
Câu nhấn mạnh với
Câu nhấn mạnh với “It” là câu được dùng để nhấn mạnh một thành phần của câu như chủ ngữ, tân ngữ hay trạng ngữ. Câu thường chia làm hai vế, một vế chính và một vế là mệnh đề quan hệ sử dụng that, who.
-
Câu đảo ngữ 1 (Inversion 1)
Câu đảo ngữ là một dạng câu được người nói sử dụng để nhấn mạnh một sự vật hay sự việc nào đó. Hoặc câu đảo ngữ có thể dùng để làm nổi bật câu nói hơn, thu hút người nghe để họ cảm thấy bắt tai hơn về câu chuyện đang nói. Câu đảo ngữ thường được đảo động từ hoặc trợ động từ lên trước chủ ngữ. Bài học này nêu ra cấu trúc chung của câu đảo ngữ, câu đảo ngữ với các trạng từ phủ định, câu đảo ngữ bắt đầu bằng ONLY và câu đảo ngữ bắt đầu bằng SO/ SUCH
-
Câu đảo ngữ 2 (Inversion 2)
Trong bài này chúng ta tìm hiểu về câu đảo với câu điều kiện, với trạng từ chỉ cách thức, thời gian, cấu trúc đảo ngữ bắt đầu bằng "not until", đảo ngữ bắt đầu bằng các từ "now, thus, then, here, there"
-
Câu đảo ngữ 3 (Inversion 3)
Trong bài học này chúng ta cùng tìm hiểu về đảo ngữ với cấu trúc No sooner ...than, Scarcely ... when, Hardly ... when, đảo ngữ với cấu trúc Not only ... but ... also ..., đảo ngữ với các cụm từ có "No"
-
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (Subject - Verb Agreement)
Việc lựa chọn động từ số nhiều hay số ít để sử dụng với chủ ngữ được gọi là sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ. Thông thường chủ ngữ số ít đi với động từ số ít, chủ ngữ số nhiều đi với động từ số nhiều. Động từ thêm "S/ES" thông thường chỉ ra đó là động từ số ít. Danh từ thêm "S/ES" thông thường chỉ ra đó là danh từ số nhiều (trừ những danh từ đặc biệt như women, children, people,etc). Trong một số trường hợp có những ngoại lệ khi chia động động từ tương ứng với chủ ngữ như là: Khi danh từ làm chủ ngữ (Nouns as subject), Với các danh từ tập hợp (Collective nouns), Các từ chỉ lượng (Quantifiers), Các cấu trúc song song (Parallel structures).
-
Câu đồng tình với Too/So và Either/Neither (Agreement with Too/So and Either/Neither)
Có hai loại đồng tình trong Tiếng Anh : Đồng tình khẳng định và đồng tình phủ định Đồng tình khẳng định là việc bày tỏ sự đồng tình , đồng ý về một lời khẳng định được đưa ra trước đó. Ta sử dụng với "So hoặc Too". Đồng tình phủ định là việc bày tỏ sự đồng tình, đồng ý với một lời phủ định được đưa ra trước đó. Ta sử dụng với "Either hoặc Neither".
- So sánh hơn Ngữ pháp tiếng Anh
- So sánh hơn nhất Tiếng Anh cơ bản
- Cấu trúc enough Ngữ pháp tiếng Anh
- Trật tự tính từ Ngữ pháp tiếng Anh
- Danh từ không đếm được Ngữ pháp tiếng Anh
- enjoy + gì Ngữ pháp tiếng Anh
- Quy tắc thêm ed Ngữ pháp tiếng Anh
- Cụm động từ là gì Ngữ pháp tiếng Anh
- Cấu trúc hardly Ngữ pháp tiếng Anh
- Danh từ đếm được và không đếm được Ngữ pháp tiếng Anh