Câu mệnh lệnh

1. Khái niệm về câu mệnh lệnh:

Câu mệnh lệnh (Imperative sentences) hay còn gọi là câu cầu khiến là mẫu câu dùng để yêu cầu, đề nghị hoặc ra lệnh người khác làm hay không làm một điều gì đó.

2. Các cách dùng của câu mệnh lệnh

2.1. Đưa ra lời chỉ dẫn.
Ví dụ:
Add some sugar! (Thêm 1 chút đường!)

2.2. Đưa ra một mệnh lệnh trực tiếp, yêu cầu người khác làm gì đó.
Ví dụ:
Give it to me! (Hãy đưa nó cho tôi!)

2.3. Đưa ra lời mời.
Ví dụ:
Have some drinks! (Uống chút gì nhé!)

2.4. Được sử dụng ở các biển báo hoặc thông cáo.
Ví dụ:
Turn right. (Rẽ phải.)

2.5. Đưa ra lời khuyên.
Ví dụ:
Don't drive too fast! (Đừng lái xe quá nhanh!)

3. Phân loại câu mệnh lệnh:

Câu mệnh lệnh chia làm 2 loại: Trực tiếp và gián tiếp.

3.1. Câu mệnh lệnh trực tiếp
Là những câu không có chủ ngữ, đứng đầu câu là động từ nguyên mẫu không có “to”. Trong câu có thể có kèm theo từ “please” ở đầu hoặc cuối câu thể hiện ý trang trọng, lịch sự.  
Cấu trúc câu mệnh lệnh trực tiếp: Verb/ Be + ....

Ví dụ:
Stand up, please! (Hãy đứng dậy!)
Please keep silent! (Làm ơn giữ yên lặng!)
Be careful! (Hãy cẩn thận nhé!)

3.2. Câu mệnh lệnh gián tiếp: 
Là những câu mệnh lệnh sử dụng với các động từ như:order (ra lệnh)/ ask (yêu cầu)/ say (nói)/ tell (bảo) 
Cấu trúc câu mệnh lệnh gián tiếp: (S) + order/ ask/ say/ tell + O + to V + ...

Ví dụ:
  The teacher asked Tom to answer her question. (Cô giáo yêu cầu Tom trả lời câu hỏi của cô ấy.)
  Please tell him to call me back. (Hãy bảo anh ấy gọi lại cho tôi nhé!)
  
4. Dạng phủ định của câu mệnh lệnh

Ở dạng phủ định, ta thêm "Don’t" vào trước động từ trong câu trực tiếp (kể cả động từ "be") hoặc thêm "not" vào trước động từ nguyên thể trong câu gián tiếp. 
Cấu trúc:
Phủ định câu trực tiếp: Don't + verb/ be ...
Phủ định câu gián tiếp: (S) + order/ ask/ say/ tell + O + + NOT+ to V + ...

Ví dụ:
Don't cry! (Đừng khóc nhé!)
Don't be silly! (Đừng ngốc nghếch thế!)
Please ask him not to do it again! (Làm ơn bảo cậu ta đừng làm như thế nữa!)

5. Câu mệnh lệnh với cấu trúc "let"
Câu mệnh lệnh với cấu trúc "let" là dùng để diễn tả sự đề nghị, mong muốn hay yêu cầu một việc gì đó.
Cấu trúc: Let + O + V
Ví dụ:
Let me see! (Hãy cho tôi xem nào!)

Lưu ý:

"Let's" khác "let us" 
   Let's watch TV: Chúng mình cùng xem ti vi nào!
   Let us watch TV, please!: Hãy cho chúng con xem ti vi đi mà.
 

Tại sao lại học tiếng Anh trên website TiengAnh123.Com?

TiengAnh123.Com là website học tiếng Anh online hàng đầu tại Việt Nam với hơn 1 triệu người học hàng tháng. Với hàng ngàn bài học bằng video và bài tập về tất cả các kỹ năng như phát âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, Ngữ pháp tiếng Anh cơ bảnnâng cao, Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người mất gốc etc... website TiếngAnh123.Com sẽ là địa chỉ tin cậy cho người học tiếng Anh từ trẻ em, học sinh phổ thông, sinh viên và người đi làm.

×