Cấu trúc câu: Liên từ

1. Liên từ là gì?

Liên từ là những từ kết nối các mệnh đề thành câu. Nó không chỉ kết nối các mệnh đề với nhau mà chúng còn thể hiện nghĩa của hai mệnh đề liên quan đến nhau như thế nào.
Ví dụ:
We brought the food and they supplied the drink. (bổ sung)
(Chúng tôi mua đồ ăn và họ cung cấp nước.)
She was poor but she was honest. (đối lập)
(Cô ấy nghèo nhưng thật thà.)
We can go swimming, or we could stay here. (alternative) 
(Chúng ta có thể đi bơi hoặc chúng ta có thể ở đây.)
People disliked her because she was so rude. (nguyên nhân)
(Mọi người không thích cô ấy vì cô ấy bất lịch sự.)
I'll phone you when I arrive. (thời gian)
(Tớ sẽ gọi cậu khi tớ đến.)

2. Hai loại liên từ

And, but or thường được gọi là liên từ kết hợp (liên từ đẳng lập). Chúng kết nối hai mệnh đề độc lập với nhau về mặt văn phạm. Một số liên từ khác như because, when, that hoặc which được gọi là liên từ phụ thuộc. Liên từ phụ thuộc cùng với mệnh đề theo sau nó có vai trò như một phần của mệnh đề còn lại.
Hãy so sánh:
- I'll phone you tomorrow.  (Tớ sẽ gọi cậu vào ngày mai.)
I’ll phone you I when I arrive.   (Tớ sẽ gọi cậu khi tớ đến.)
( When I arrive tương tự như tomorrow - nó có vai trò như một trạng từ trong mệnh đề I’ll phone you ...)
- He told me I a lie. (Anh ta nói dối tôi.)
He told me I that he loved me. (Anh ta nói rằng anh ta yêu tôi.)
(that he loved me tương tự như a lie - nó là tân ngữ trong mệnh đề He told me... )
- It's an unanswerable question. (Đó là câu hỏi không thể trả lời được.)
It's a question which nobody can answer. (Đó là câu hỏi không ai có thể trả lời được.)
(which nobody can answer tương tự như unanswerable - nó có vai trò như tính từ trong mệnh đề It’s a question ... )

Một số liên từ gồm hai hoặc nhiều từ.
Ví dụ:
I stayed an extra night so that I could see Ann. 
(Tôi ở lại một đêm nữa để tôi có thể gặp Ann.)
Let me know the moment that you arrive.
(Cho tớ biết khi nào cậu đến.)

3. Vị trí của mệnh đề phụ

Mệnh đề trạng ngữ luôn đứng ở đầu hoặc cuối câu (phụ thuộc vào điều gì được nhấn mạnh - những thông tin quan trọng nhất luôn đứng ở cuối.)
Ví dụ:
- While I was having a shower, I slipped on the floor. (nhấn mạnh điều gì đã xảy ra)
(Trong khi tôi đang tắm, tôi bị trượt chân.)
I slipped on the floor while I was having a shower. (nhấn mạnh khi nào nó xảy ra)
(Tôi bị trượt chân trong khi tôi đang tắm.)
- If you need help, just let me know.
(Nếu anh cần giúp, hãy cho tôi biết.)
Just let me know if you need help.
(Hãy cho tôi biết nếu anh cần giúp.)
- Although the bicycle was expensive, she decided to buy it.
(Mặc dù chiếc xe đạp đắt nhưng cô ấy vẫn quyết định mua nó.)
She decided to buy the bicycle although it was expensive.
(Cô ấy quyết định mua chiếc xe đạp mặc dù nó đắt.)

4. Dấu câu

Dấu phẩy thường được dùng để ngăn cách những mệnh đề dài và phức tạp. Những cặp mệnh đề ngắn thường được kết nối với nhau mà không cần có dấu phẩy.
Hãy so sánh:
I came home and the others went dancing.
(Tôi về nhà và những người khác đã đi nhảy.)
I decided to come home earlier than I had planned, and the others spent the evening at the local club.
(Tôi quyết định về nhà sớm hơn dự định và những người khác dành buổi tối ở câu lạc bộ địa phương.)

Khi mệnh đề phụ bắt đầu một câu, nó thường được ngăn cách bởi dấu phẩy ngay cả khi đó là mệnh đề ngắn.
Hãy so sánh:
If you are passing, come in and see us. 
(Nếu có đi ngang qua, vào gặp bọn tớ nhé.)
Come in and see us if you are passing
(Vào gặp bọn tớ nêu cậu đi ngang qua.)

5. Lược bỏ từ

Các từ với ý lặp lại có thể được lược bỏ trong mệnh đề thứ hai của hai mệnh đề kết hợp, nhưng cách này không thông dụng trong mệnh đề phụ.
Hãy so sánh:
She was depressed, and didn't know what to do. (= she didn't know what to do.)
(Cô ấy chán nản và không biết phải làm gì.)
She was depressed because she didn't know what to do.
(Cô ấy chán nản bởi vì cô ấy không biết phải làm gì.)
KHÔNG DÙNG: She was depressed because didn't know...

Tuy nhiên, sau if, when, while, until, once(al)though, chủ ngữ đại từ và động từ be thường có thể lược bỏ đặc biệt trong các nhóm từ cố định như if neccessary.
Ví dụ:
I'll pay for you if necessary. (= ... if it is necessary.)
(Tôi sẽ thanh toán cho anh nếu cần.)
If in doubt, wait and see. (= If you are in doubt ...)
(Nếu còn nghi ngờ, hãy đợi xem.)
When in Rome, do as the Romans do. 
(Nhập gia tùy tục.)

Nhiều liên từ diễn tả mối quan hệ thời gian (after, before, since, when, while, whenever, once và until) có thể có dạng -ing hoặc quá khứ phân từ theo sau thay vì chủ ngữ và động từ đầy đủ.
Ví dụ:
I always feel better after talking to you.
(Tớ luôn cảm thấy khá hơn sau khi nói chuyện với cậu.)
Some things are never forgotten, once learnt.
(Một số điều không bao giờ quên được, một khi đã biết.)

6. Liên từ trong câu tách biệt

Thông thường, liên từ kết nối hai mệnh đề thành một câu. Tuy nhiên, đôi khi liên từ và mệnh đề của nó có thể đứng một mình. Ví dụ điều này xảy ra trong câu trả lời.
When are you going to get up? ~ When I’m ready. 
(Khi nào cậu định dậy? ~ Khi tớ sẵn sàng.)
Why did you do that? ~ Because I felt like it.
(Tại sao cậu làm thế? ~ Bởi vì tớ thích thế.)
I’m going out, Mum. ~ As soon as you’ve brushed your hair.
(Con đi chơi, nhé mẹ. ~ Miễn là con chải đầu đã.)

Lời giải thích thêm vào phía sau có thể bắt đầu với một liên từ.
Ví dụ:
OK, I did it. - But I did not mean to. (Phải, tôi đã làm. - Nhưng tôi không định làm thế.)

Tại sao lại học tiếng Anh trên website TiengAnh123.Com?

TiengAnh123.Com là website học tiếng Anh online hàng đầu tại Việt Nam với hơn 1 triệu người học hàng tháng. Với hàng ngàn bài học bằng video và bài tập về tất cả các kỹ năng như phát âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, Ngữ pháp tiếng Anh cơ bảnnâng cao, Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người mất gốc etc... website TiếngAnh123.Com sẽ là địa chỉ tin cậy cho người học tiếng Anh từ trẻ em, học sinh phổ thông, sinh viên và người đi làm.

×