Dấu câu trong tiếng Anh: Dấu phẩy
Dấu phẩy thường được dùng để ngắt câu.
1. Mệnh đề đẳng lập
Các mệnh đề được kết nối bằng and, but, or luôn được ngăn cách bởi dấu phẩy trừ khi chúng quá ngắn.
Hãy so sánh:
- Jane decided to try the home-made steak pie, and Andrew ordered Dover soli with boiled potatoes.
(Jane quyết định thử món bánh thịt bò nhà làm, còn Andrew yêu cầu Dover món cá bơn với khoai tây luộc.)
Jane had pie and Andrew had fish.
(Jane ăn bánh và Andrew ăn cá.)
- She had very little to live on, but she would never have dreamed of taking what was not hers.
(Cô ấy có rất ít tiền nhưng cô ấy không bao giờ nghĩ đến việc sẽ lấy những gì không phải của mình.)
She was poor but she was honest.
(Cô ấy nghèo nhưng trung thực.)
2. Mệnh đề phụ
Khi mệnh đề phụ bắt đầu một câu, chúng thường có dấu phẩy theo sau.
Hãy so sánh:
If you are ever in London, come and see me.
(Nếu cậu có đến Luân Đôn, hãy đến gặp tớ.)
Come and see me if you are ever in London.
(Đến gặp tớ nếu cậu có đến Luân Đôn nhé.)
Không dùng dấu phẩy trước mệnh đề that.
Ví dụ:
It is quite natural that you should want to meet your father.
(Khá tự nhiên rằng anh muốn gặp bố mình.)
KHÔNG DÙNG: It is quite natural, that...
3. Những câu phân tách về ngữ pháp
Chúng ta không đặt dấu phẩy giữa những câu tách biệt về ngữ pháp (ở những nơi mà dấu chấm hoặc dấu chấm phẩy có thể dùng).
Ví dụ:
The blue dress was warmer. On the other hand, the purple one was prettier.
HAY The blue dress was warmer; on the other hand...
(Chiếc váy xanh thì ấm hơn. Mặt khác chiếc màu tím dễ thương hơn.)
KHÔNG DÙNG: The blue dress was warmer, on the other hand...
4. Thứ tự từ không thông dụng
Nếu từ và các nhóm từ được đặt ở vị trí không thông dụng hoặc làm gián đoạn sự liên tục của một câu, chúng ta luôn ngăn cách chúng bằng dấu phẩy.
Ví dụ:
My father, however, did not agree.
(Bố tôi, tuy nhiên, không đồng ý.)
Jane had, surprisingly, paid for everything.
(Một cách bất ngờ, Jand đã thanh toán mọi thứ.)
We were, believe it or not, in love with each other.
(Tin hay không, chúng tôi đang yêu nhau.)
Andrew Carpenter, the deputy sales manager, was sick.
(Andrew Carpenter, phó quản lý bán hàng, bị ốm.)
Hai dấu phẩy là cần thiết trong trường hợp này.
KHÔNG DÙNG: Andrew Carpenter the deputy sales manager, was sick.
5. Tính từ
Sau be và các động từ nối khác, dấu phẩy luôn được đặt giữa các tính từ.
Ví dụ:
The cowboy was tall, dark and handsome.
(Chàng cao bồi cao ráo, ngăm đen và điển trai.)
Trước danh từ, chúng ta thường dùng dấu phẩy giữa các tính từ đưa thông tin cùng loại.
Ví dụ:
This is an expensive, ill-planned, wasteful project.
(Đây là môt dự án đắt đỏ, tồi tệ và lãng phí.)
Dấu phẩy đôi khi được lược bỏ giữa các tính từ ngắn.
Ví dụ:
a tall (,) dark (,) handsome cowboy.
Không được lược bỏ dấu phẩy khi tính từ hoặc các bổ ngữ từ đề cập đến những phần khác nhau của sự vật.
Ví dụ:
a green, red and gold carpet (một tấm thảm xanh, đỏ và vàng)
KHÔNG DÙNG: a green red...
concrete, glass, and plastic buildings. (những toà nhà làm từ bê tông, kính và nhựa)
Không dùng dấu phẩy trước danh từ khi tính từ đưa ra thông tin khác loại.
Ví dụ:
Have you ever met our handsome new financial director?
(Cậu từng gặp giám đốc tài chính mới đẹp trai của chúng tôi chưa?)
KHÔNG DÙNG: ...our handsome, new, financial director?
6. Nhóm từ xác định
Khi danh từ có các nhóm từ xác định theo sau thể hiện rõ ai hay cái gì đang được nói đến, chúng ta không dùng dấu phẩy.
Hãy so sánh:
- The driver in the Ferrari was cornering superbly.
(Tài xế chiếc xe Ferrari đang cua một cách điệu nghệ.) (Cụm 'in the Ferrari' xác định 'the driver'.)
KHÔNG DÙNG: The driver, in the Ferrari, was cornering superbly. HAY The driver in the Ferrari, was cornering superbly.
Stephens, in the Ferrari, was cornering superbly. (Cụm 'in the Ferrari' không xác định 'the driver', anh ấy đã được xác định bằng tên Stephens)
(Stephens, trong chiếc xe Ferrari, đang cua một cách điệu nghệ.)
- The woman who was talking on the phone gave Parker a big smile.
(Người phụ nữ đang nói chuyện điện thoại nở nụ cười tươi với Parker.)
Mrs Grange, who was talking on the phone, gave Parker a big smile.
(Bà Grange đang nói chuyện điện thoại nở nụ cười tươi với Parker.)
7. Chủ ngữ dài: không dùng dấu phẩy
Chúng ta không đặt dấu phẩy sau một chủ ngữ ngay cả khi nó rất dài.
Ví dụ:
The man from the Japanese Ministry of Education arrived early.
(Người đàn ông từ bộ giáo dục Nhật Bản đã đến sớm.)
KHÔNG DÙNG: The man from the Japanese Ministry of Education, arrived early.
What we need most of all is more time. (Những gì chúng tôi cần hơn cả là thêm thời gian.)
KHÔNG DÙNG: What we need most of all, is...
8. Câu gián tiếp
Chúng ta không đặt dấu phẩy trước that, what, where,... trong cấu trúc câu gián tiếp.
Ví dụ:
Everybody realised that I was foreigner. (Tất cả mọi người đều nhận ra tôi là người nước ngoài.)
KHÔNG DÙNG: Everybody realised, that...
They quickly explained what to do. (Họ nhanh chóng giải thích phải làm gì.)
KHÔNG DÙNG: They quickly explained, what...
I didn't know where I should go. (Tôi không biết tôi nên đi đâu.)
KHÔNG DÙNG: I didn't know, where...
9. Số
Dấu phẩy được dùng để chia số lớn thành một nhóm có ba số, bằng cách chia tách hàng nghìn và hàng triệu.
Ví dụ: 6,435 (KHÔNG DÙNG: 6.435)
7,456,189
Chúng ta không dùng dấu phẩy trong số có 4 chữ số và không dùng trong ngày tháng.
Ví dụ:
3,164 HAY 3164
they year 1946
Khoảng cách trống đôi khi được dùng thay cho dấu phẩy.
Ví dụ:
There are 1 000 millimetres in one metre. (Có 1 000 mm trong 1m)
Chúng ta không dùng dấu phẩy trong số thập phân.
Ví dụ:
3.5 = three point five HAY three and a half.
KHÔNG DÙNG: 3,5 three comma five.
Bài học trước:
Dấu câu trong tiếng Anh: Dấu chấm phẩy Dấu câu trong tiếng Anh: Dấu hai chấm Dấu câu trong tiếng Anh: dấu chấm, dấu hỏi và dấu chấm than Hình thức tiếp diễn: với always... Hình thức tiếp diễn: Các động từ không có dạng tiếp diễnHọc thêm Tiếng Anh trên TiếngAnh123.Com
Luyện Thi TOEIC Học Phát Âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài Luyện Thi B1 Tiếng Anh Trẻ Em