Bổ nghĩa cho động từ: Từ gì có thể đứng sau động từ

1. Những động từ khác nhau, những cấu trúc khác nhau

Những động từ khác nhau có thể có những từ và cấu trúc theo sau khác nhau. Ví dụ sau một động từ như eatbreak cần dùng danh từ; sau try hoặc stop cần dùng động từ. Trước tân ngữ, wait thường có for theo sau, expect lại không cần giới từ. Một người có thể tell somebody something, nhưng không thể explain somebody something. Một người có thể hopes to see the doctor nhưng lại phải looks forward to seeing somebody. Một người advises somebody to see the doctor nhưng lại không thể suggest somebody to see the doctor. Không có bất kỳ quy tắc đơn giản nào cho loại vấn đề này, với mỗi động từ, cần phải học những loại cấu trúc nào có thể đi theo sau nó. Có thể tham khảo từ điển để nắm rõ hơn.

2. verb + object; nội động từ và ngoại động từ

Một vài động từ luôn có danh từ hoặc đại từ theo sau có vai trò như một tân ngữ trực tiếp. Trong ngữ pháp, những động từ này được gọi là ngoại động từ (như invite, surprise).
Ví dụ:
Let's invite Sally and Bruce. (Hãy mời Sally và Bruce.)
KHÔNG DÙNG: Let's invite.
You surprised me. (Anh làm tôi ngạc nhiên đấy.)
KHÔNG DÙNG: You surprised.

Một số động từ thường không có tân ngữ trực tiếp theo sau. Chúng được gọi là nội động từ (như sit, sleep).
Ví dụ:
Do sit down. (Ngồi xuống!)
KHÔNG DÙNG: Do sit that chair.
I usually sleep well. (Tôi luôn ngủ ngon.)
KHÔNG DÙNG: She slept the baby.

Nhiều động từ có thể vừa làm nội động từ vừa là ngoại động từ.
Ví dụ:
England lost the match. (Anh đã thua trong trận đấu đó.)
England lost. (Anh thua.)
Let’s eat. (Hãy ăn đi.)
I can't eat this. (Tôi không thể ăn cái này.)

Một số ngoại động từ có thể có hai tân ngữ (trực tiếp và gián tiếp) theo sau.
Ví dụ:
I’ll send you the form tomorrow.
(Tôi sẽ gửi anh tờ đơn vào ngày mai.)
I’m going to buy Sarah some flowers.
(Tôi sẽ mua cho Sarah mấy bông hoa.)

3. She opened the door/ The door opened

Một vài động từ được dùng như ngoại động từ và nội động từ với nhiều loại chủ ngữ khác nhau, nội động từ có nghĩa gần giống như động từ bị động hay động từ phản thân. 
Hãy so sánh:
- She opened the door. (Cô ấy mở cửa.)
The door opened. (Cửa mở.)
- The wind's moving the curtain. (Gió làm tấm rèm chuyển động.)
The curtain's moving. (Tấm rèm đang chuyển động.)

4. Các động từ với giới từ và tiểu từ

Nhiều động từ cần có giới từ trước tân ngữ của chúng.
Ví dụ:
Why are you looking at me like that? 
(Sao cậu lại nhìn tớ như thế?)
KHÔNG DÙNG: Why are you looking me...
I'd like you to listen to this.
(Tớ muốn cậu nghe cái này.)
KHÔNG DÙNG: ...to listen this.

Giới từ bị lược bỏ khi không có tân ngữ.
Ví dụ:
Look! (Nhìn này!)
KHÔNG DÙNG: Look at!

Các động từ khác có thể được dùng với tiểu từ trạng từ. Một số tổ hợp này là ngoại động từ, một số khác là nội động từ.
Ví dụ:
We'll have to put off our visit to Scotland.
(Chúng ta sẽ phải hủy bỏ chuyến đi đến Scotland.)
It's time to get up.
(Đến lúc dậy rồi.)

5. Bổ ngữ chỉ nơi chốn

Thông thường trước nhóm từ chỉ nơi chốn cần có giới từ.
Ví dụ:
She arrived at the station last night. 
(Cô ấy đến ga hôm qua.)
KHÔNG DÙNG: She arrived the station...
Don’t walk on the grass.
(Không dẫm lên cỏ.)
KHÔNG DÙNG: Don’t walk the grass.

Một vài động từ có thể dùng với tân ngữ trực tiếp chỉ nơi chốn.
Ví dụ:
I like climbing mountains. (Tôi thích leo núi.)
KHÔNG DÙNG: I like climbing on mountains.

Một số động từ không hoàn chỉnh nghĩa nếu không có những nhóm từ chỉ nơi chốn.
Ví dụ:
He lives in York. (Anh ấy sống ở York.)
KHÔNG DÙNG: He lives.
She got off the bus. (Cô ấy xuống xe buýt.)
KHÔNG DÙNG: She got.

6. Động từ nối

Một số động từ không có tân ngữ theo sau, nhưng được theo sau bởi bổ ngữ chủ ngữ - bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ. Những từ này gọi là động từ nối.
Ví dụ:
Your room is a mess. 
(Phòng cậu là một đống hỗn độn.)
The toilets are upstairs.
(Nhà vệ sinh ở trên tầng.)
I felt a complete idiot.
(Tôi cảm thấy như một đứa ngốc.)

7. Cấu trúc verb + verb: trợ động từ

Nhiều động từ có thể có hình thức của những động từ khác theo sau. Trợ động từ thường được dùng với các động từ khác để thành lập câu hỏi và phủ định, hình thức tiếp diễn, hoàn thành, và bị động. 
Ví dụ:
Do you want some tea? (Muốn uống chút trà không?)
It doesn't matter. (Không có vấn đề gì.)
Where have you been? (Cậu đã ở đâu thế?)

Động từ khuyết thiếu được dùng với các động từ khác để thêm ý như chắc chắn, có thể xảy ra, sự kiện tương lai, sự cho phép và bổn phận. 
Ví dụ:
You must be tired. (Anh hẳn rất mệt.)    
The lecture will start at ten.(Bài giảng sẽ bắt đầu lúc 10 giờ.)
The car may need a new engine. (Chiếc xe có thể cần có động cơ mới.)

8. Cấu trúc verb + verb: những động từ khác

Ngoài trợ động từ, nhiều động từ cũng có hình thức của những động từ khác theo sau (hay có cấu trúc động từ theo sau). Chẳng hạn, điều này xảy ra nếu chúng ta nói về thái độ của bản thân đối với một hành động: động từ thứ nhất diễn tả thái độ và động từ thứ hai chỉ hành động. Cấu trúc động từ thứ hai thường giống như tân ngữ trực tiếp của động từ thứ nhất.
Ví dụ:
I enjoy playing cards. (Tôi thích chơi bài.)
I saw that she was crying. (Tôi nhìn thấy cô ấy khóc.)
I hope to see you soon. (Tôi hy vọng gặp anh sớm.)

Cũng có thể có những cấu trúc khác nhau phụ thuộc vào động từ cụ thể. Một số động từ có thể được theo sau bởi động từ nguyên thể có "to" hoặc không "to", một số động từ lại có dạng -ing theo sau, có hoặc không có giới từ, và số khác có thể có mệnh đề theo sau. Nhiều động từ có thể có hai hay nhiều cấu trúc như thế này theo sau và thường có nghĩa hoặc cách dùng khác nhau. Điều cần thiết là phải biết động từ nào dùng với cấu trúc nào.
Ví dụ:
We seem to have a problem.
(Có vẻ như chúng ta có một vấn đề.)
KHÔNG DÙNG: We seem to having a problem.
It’s not very easy to stop smoking.
KHÔNG DÙNG: ...to stop smoke.
(Không dễ gì ngừng hút thuốc.)
We’re thinking of moving.
(Chúng tôi đang nghĩ về việc chuyển đi.)
KHÔNG DÙNG: We’re thinking to move.

Đôi khi, động từ thứ nhất không đưa thông tin về chủ ngữ - nó chỉ thêm thông tin về hành động mà động từ thứ hai nói đến.
Ví dụ:
I happened to see Alice the other day.
(Tôi tình cờ gặp Alcie hôm trước.)
We’re starting to get invited to some of the neighbours’ parties. 
(Chúng tôi bắt đầu được mời đến bữa tiệc của những nhà hàng xóm.)
My keys seem to have disappeared.
(Chìa khóa của tôi có vẻ đã biến mất.)

Chúng ta có thể dùng một chuỗi động từ theo sau.
Ví dụ:
I keep forgetting to go shopping.
(Chúng tôi tiếp tục quên đi mua sớm.)
Don’t let me stop you working.
(Đừng để tôi ngăn cậu làm việc.)
He seems to be trying to sit up.
(Anh ấy có vẻ đang cố ngồi dậy.)

9. Cấu trúc verb + object + verb

Nhiều động từ có thể có tân ngữ cũng như cấu trúc động từ theo sau.
Ví dụ:
I’d like you to meet Sally. 
(Tớ muốn cậu gặp Sally.)
We’ve got to stop him making a fool of himself. 
(Chúng ta phải ngăn anh ấy khỏi việc tự biến bản thân làm trò hề.)
When are you going to get the clock repaired
(Khi nào thì bạn đi sửa cái đồng hồ?)
Nobody told me that you were here.
(Không ai bảo tớ là cậu ở đây.)

10. verb + object + complement

Một số ngoại động từ có thể có tân ngữ cùng với bổ ngữ tân ngữ theo sau (cụm từ bổ nghĩa cho tân ngữ).
Ví dụ:
You make me nervous. (Cậu làm tớ lo.)
Let's paint it blue. (Hãy sơn nó màu xanh dương.)
 

Tại sao lại học tiếng Anh trên website TiengAnh123.Com?

TiengAnh123.Com là website học tiếng Anh online hàng đầu tại Việt Nam với hơn 1 triệu người học hàng tháng. Với hàng ngàn bài học bằng video và bài tập về tất cả các kỹ năng như phát âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, Ngữ pháp tiếng Anh cơ bảnnâng cao, Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người mất gốc etc... website TiếngAnh123.Com sẽ là địa chỉ tin cậy cho người học tiếng Anh từ trẻ em, học sinh phổ thông, sinh viên và người đi làm.

×