Khi nào dùng cấu trúc bị động?

1. Nhấn mạnh vào hành động

Chúng ta thường dùng cấu trúc bị động khi muốn nói về hành động nhưng không muốn nói về người hay vật gây ra. Dạng bị động không có những tác nhân thường dùng trong văn viết khoa học hay để giảng dạy cũng vì lý do này.
Ví dụ:
Those piramids were built around 400 AD.
(Những kim tự tháp này được xây vào khoảng năm 400 sau công nguyên.)
Too many books have been written about the Second World War.
(Quá nhiều sách viết về Chiến tranh thế giới thứ 2.)
The results have not yet been analysed.
(Kết quả vẫn chưa được phân tích.)

2. Đặt thông tin ở cuối

Chúng ta thường bắt đầu câu với 1 thông tin đã biết và thông tin mới thường được đặt ở cuối. Đây cũng là lý do để lựa chọn cấu trúc bị động.
Hãy so sánh:
John's painting my portrait. (dùng động từ chủ động để 'tin mới' - the portray - có thể được đặt ở cuối câu.)
(John đang vễ chân dung tôi.)
Nice picutre. ~ Yes, it was painted by my grandmother. (dùng động từ bị động để 'tin mới' - người vẽ tranh - có thể đặt ở cuối câu.)
(Bức tranh đẹp đó. ~ Phải, nó được vẽ bởi bà ngoại tôi đó.)

3. Giữ cho chủ ngữ giống nhau

Để tiếp tục nói về cùng một người hay vật, có thể thay đổi từ chủ động sang bị động và ngược lại.
Ví dụ:
He waited for two hours; then he was seen by a doctor, then he was sent back to the waiting room. He sat there for another two hours - by this time he was getting angry. Then he was taken upstairs and examined by a specialist, after which he had to wait for another hour before he was allowed to go home. 
(Anh ấy đợi hai tiếng đồng hồ, sau đó được gặp một bác sỹ, sau đó anh ấy bị chuyển trở lại phòng chờ. Anh ấy ngồi đó thêm hai tiếng nữa - lúc này anh ấy rất tức giận. Sau đó, anh ấy được đưa lên tầng và khám bởi một chuyên gia, sau đó anh ấy phải đợi thêm một tiếng nữa trước khi được phép về nhà.)
Tự nhiên hơn He waited for two hours; a doctor saw him...

4. Đặt nhóm từ dài hơn ở cuối

Các nhóm từ dài thường đặt ở cuối một mệnh đề và điều này cũng là lý do để lựa chọn cấu trúc bị động.
Ví dụ:
I was annoyed by Mary wanting to tell everybody what to do.
(Tôi khó chịu khi Mary muốn bảo mọi người phải làm gì.)
Tự nhiên hơn: Mary wanting to tell everybody what to do annoyed me! - Cụm Mary...do sẽ làm chủ ngữ trở nên rất dài.)

5. Ý nghĩa và văn phạm

Ý nghĩa và ngữ pháp không phải lúc nào cũng đi chung với nhau. Không phải tất cả các động từ chủ động có nghĩa 'chủ động', chẳng hạn nếu bạn nói rằng ai đó nhận (receive) cái gì hoặc chịu đựng (suffer) cái gì, nghĩa là cái đó đã làm cho anh ấy/cô ấy như thế nào. Một số động từ chủ động trong tiếng Anh có thể được dịch thành bị động hoặc phản thân trong những ngôn ngữ khác: (ví dụ: My shoes are wearing out - Giày của tôi bị mòn rồi; She is sitting - Cô ấy đang ngồi; Suddenly the door opened - Đột nhiên cánh cửa bật mở). Và một số dạng bị động trong tiếng Anh có thể được dịch thành động từ chủ động hoặc động từ phản thân (ví dụ: I was born in 1956 - Tôi sinh vào năm 1956; English is spoken here -.Ở đây người ta nói tiếng Anh)
Một số động từ có thể được dùng ở cả hai dạng bị động hoặc chủ động với nghĩa tương tự như to worry/to be worried; to drown/to be drowned. Đôi khi, động từ nguyên thể bị động và chủ động có thể dùng với nghĩa tương tự nhau (ví dụ: There's a lot of work to do/to be done).
 

Tại sao lại học tiếng Anh trên website TiengAnh123.Com?

TiengAnh123.Com là website học tiếng Anh online hàng đầu tại Việt Nam với hơn 1 triệu người học hàng tháng. Với hàng ngàn bài học bằng video và bài tập về tất cả các kỹ năng như phát âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, Ngữ pháp tiếng Anh cơ bảnnâng cao, Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người mất gốc etc... website TiếngAnh123.Com sẽ là địa chỉ tin cậy cho người học tiếng Anh từ trẻ em, học sinh phổ thông, sinh viên và người đi làm.

×