Trợ động từ khuyết thiếu Ý nghĩa (modal auxiliary verbs: meanings)
1. Hai loại nghĩa
Hầu hết nghĩa của các động từ khuyết thiếu được chia thành hai nhóm. Một nhóm chỉ mức độ chắc chắn: động từ khuyết thiếu có thể dùng để nói về trường hợp chắc chắn, có thể, có khả năng và không thể xảy ra. Nhóm còn lại chỉ bổn phận, sự tự do hành động và những ý tương tự: động từ khuyết thiếu được dùng để nói rằng ai đó có bổn phận làm gì, anh ta/cô ấy có thể làm gì, không gì có thể ngăn cản một chuyện xảy ra hoặc điều gì được cho phép hoặc cấm đoán.
2. Mức độ chắc chắn
Các động từ khuyết thiếu có thể diễn tả những mức độ chắc chắn khác nhau của sự việc, tình huống hay sự kiện.
a. Chắc chắn hoàn toàn (khẳng định hay phủ định): shall, will, must, can't
Ví dụ:
I shall be away tomorrow. (Ngày mai tôi đi vắng.)
There's the phone. That'll be Tony. (Có điện thoại. Chắn chắn là Tony.)
You must be tired. (Anh chắc hẳn mệt.)
That can't be John - he's in Dublin. (Không thể là John được - anh ấy đang ở Dublin.)
b. Khả năng/ có thể: should, ought to
Ví dụ:
She should/ought to be here soon. (Cô ấy nên đến đây sớm.)
It shouldn't/oughtn't to be difficult to get there.
(Không hề khó khăn để tới đây.)
c. Khả năng (nói về cơ hội xảy chuyện gì đó hay điều gì đó là thật): may
Ví dụ:
The water may not be warm enough to swim. (Nước có thể chưa đủ ấm để bơi.)
We may be buying a new house. (Anh ấy có thể sẽ mua mua 1 căn nhà mới.)
d. Khả năng yếu hơn: might, could
Ví dụ:
I might see you again - who knows? (Tôi có thể sẽ gặp lại anh - ai mà biết được?)
Things might not be as bad as they seem. (Mọi chuyện có thể không tệ như họ thấy.)
We could all be millionaire one day. (Tất cả chúng ta đều có thể trở thành triệu phú một ngày nào đó.)
3. Bổn phận quan trọng và sự tự do hành động
Các động từ khuyết thiếu diễn tả nhiều khía cạnh khác nhau của bổn phận và sự tự do. (Cách dùng các động từ khuyết thiếu này rất quan trọng trong những lời yêu cầu, lời đề nghị, lời mời hay những chỉ thị lịch sự.)
a. Bổn phận bắt buộc:must, will, need
Ví dụ:
Student must register in the first week of term.
(Học sinh phải đăng ký trong tuần đầu tiên của học kỳ.)
All sales staff will arrive for work by 8.40 a.m
(Các nhân viên bán hàng sẽ tới làm việc trước 8h40.)
Need I get a visa for Hungary?
(Tôi có cần có visa Hungary không?)
b. Ngăn cấm: must not, may not, cannot
Ví dụ:
Students must not use the staff car park.
(Học sinh không được phép dùng bãi đỗ xe của cán bộ.)
Books may not be taken out of the library.
(Không được mang sách ra khỏi thư viện.)
You can't come in here.
(Anh không được vào đây.)
c. Bổn phận ít bó buộc, sự giới thiệu: should, ought to, might, shall (trong các câu hỏi).
Ví dụ:
You should try to work harder. (Cậu nên cố gắng làm việc chăm chỉ hơn.)
You might see what John thinks. (Bạn có thể hiểu những gì John nghĩ.)
What shall we do? (Chúng ta nên làm gì?)
d. Tự nguyện, tình nguyện, giải quyết, nài nỉ và đề nghị: will, shall (trong các câu hỏi).
Ví dụ:
If you will come this way... (Nếu ngài đi lối này...)
I'll pay for the for the drinks. (Tôi sẽ trả tiền đồ uống.)
Shall I give you a hand? (Tôi có thể giúp bạn không?)
e. Cho phép: can, could, may, might
Ví dụ:
You can use the car if you like. (Cậu có thể sử dụng xe nếu cậu muốn.)
Could I talk to you for a minute. (Tớ có thể nói chuyện với cậu một chút không?)
May we use the phone? (Chúng tôi có thể dùng điện thoại chứ?)
f. Không có bổn phận: needn't
Ví dụ:
You needn't work this Saturday. (Cậu không cần làm việc thứ 7 này.)
g. Khả năng: can, could
Ví dụ:
She can speak six languages. (Cô ấy có thể nói 6 thứ tiếng.)
Anybody who wants to can join the club. (Bất cứ ai muốn đều có thể tham gia câu lạc bộ.)
These roses can grow anywhere. (Những bông hồng này có thể phát triển ở bất cứ đâu.)
You could get to my old school by bus, but not by train.
(Cậu có thể đi tới trường cũ của tớ bằng xe buýt chứ không phải đi bằng tàu.)
4. Quan điểm của người nói và người nghe
Bổn phận, sự cho phép thường được nhìn từ quan điểm của người nói trong câu phát biểu và của người nghe trong câu hỏi.
Hãy so sánh:
- You must go and see Ann. (I think it is neccessary)
(Cậu phải đi gặp Ann) (= Tôi nghĩ đó là điều cần thiết.)
Must you go and see Ann? (Do you think it is neccessary?)
(Cậu phải đi gặp Ann sao?) (Cậu nghĩ nó cần thiết à?)
- You can borrow my car. (I give permission)
(Cậu có thể mượn xe tớ.) (Tớ cho phép.)
Can I borrow your car? (Will you give permission?)
(Tớ có thể mượn xe cậu chứ?) (Cậu cho phép tớ chứ?)
5. Các hình thức trong câu gián tiếp, sau if
Thay vì dùng can, will, shall và may, chúng ta dùng could, would, should, và might để diễn đạt những nghĩa tương tự trong câu gián tiếp quá khứ, trong một vài câu sau if và trong các câu tương lai trong quá khứ.
Ví dụ:
I knew it couldn't be John. (Tôi biết không thể là John được.)
I told you you wouldn't be ready in time. (Tớ nói rồi cậu sẽ không kịp đâu mà.)
If you stopped criticizing, I might get some work done. (Nếu anh ngừng chỉ trích, tôi có thể hoàn thành xong một vài việc.)
I should be grateful if you would let me know your decision as soon as possible. (Tôi sẽ rất biết ơn nếu anh cho tôi biết quyết định của anh sớm nhất có thể.)
6. Những nghĩa khác
Ngoài những nghĩa đã được đề cập đến ở phần 2 và 3, will và would còn được dùng để nói về các hành vi hay hoạt động theo thói quen.
Ví dụ:
Most evenings he'll just sit in front of the TV and go to sleep. (Hầu như các buổi tối anh ấy sẽ ngồi xem TV rồi đi ngủ.)
When we were kids, my mum would take us out on bikes all round the countryside. (Khi chúng tôi còn bé, mẹ sẽ thường chở chúng tôi trên chiếc xe đạp đi vòng quanh làng.)
Used to + infinitive tương tự như cấu trúc động từ khuyết thiếu trong một số trường hợp. Nó thường được dùng để nói về các hành vi hay hoạt động theo thói quen và (không giống would) trạng thái theo thói quen.
Ví dụ: I used to play a lot of tennis when I was younger.
(Tôi từng chơi tennis rất nhiều khi còn trẻ.)
The grass used to look greener when I was a child.
(Bãi cỏ từng trông xanh non hơn khi tôi còn là một đứa trẻ.)
KHÔNG DÙNG: The grass would look greener when I was a child.
7. Chủ ngữ độc lập
Một điểm hay khá phức tạp của động từ khuyết thiếu là nghĩa của chúng luôn luôn xuyên suốt toàn bộ mệnh đề. Điều này có có nghĩa rằng chúng ta có thể thay đổi cấu trúc mệnh đề khuyết thiếu từ chủ động sang bị động mà không làm ảnh hưởng nhiều đến nghĩa.
Hãy so sánh:
- A child could understand his theory.
(Một đứa trẻ cũng có thể hiểu được học thuyết của ông ấy.)
His theory could be understood by a child.
(Một đứa trẻ cũng có thể hiểu được học thuyết của ông ấy.)
- You mustn't put adverbs between the verb and the object.
(Bạn không được đặt trạng từ giữa động từ và tân ngữ.)
Adverbs mustn't be put between the verb and the object.
(Trạng từ không được đặt giữa động từ và tân ngữ.)
- Dogs may chase cats. (Chó có thể đuổi mèo.)
Cats may get chased by dogs. (Mèo có thể bị đuổi bởi chó.)
Phần lớn các động từ khác thường có động từ nguyên thể theo sau,ý nghĩa của chúng gắn liền với chủ ngữ, nên khi đổi từ chủ động sang bị động, nghĩa của câu hoàn toàn thay đổi.
Hãy so sánh:
- Dogs like to chase cats. (Chó thích đuổi mèo.)
Cats like to be chased by dogs. (Mèo thích bị chó đuổi.)
- Pete wants to phone Ann. (Pete muốn gọi điện cho Ann.)
Ann wants to be phoned by Pete. (Ann muốn được Pete gọi điện.)
Bài học trước:
Giới thiệu trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary verbs: introduction) Cách dùng miss Cách dùng mind Measurements: Dạng rõ ràng và không rõ ràng Cách dùng meansHọc thêm Tiếng Anh trên TiếngAnh123.Com
Luyện Thi TOEIC Học Phát Âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài Luyện Thi B1 Tiếng Anh Trẻ Em