Cách dùng mệnh lệnh thức Imperatives
1. Hình thức và cách sử dụng
Trong các câu như Come here (Tới đây), Be quiet (Hãy yên lặng), Have a drink (Hãy uống đi) hay Don't worry about it (Đừng lo về chuyện đó) thì các động từ come, be, have và don't worry được gọi là những từ ra lệnh. Những câu mệnh lệnh khẳng định có dạng giống như động từ nguyên thể không 'to', những câu mệnh lệnh phủ định được tạo bằng do not (don't) + động từ nguyên thể.
Mệnh lệnh thức thường được sử dụng để yêu cầu ai làm gì đó, đưa ra lời gợi ý, lời khuyên hoặc chỉ dẫn, khuyến khích và đề nghị, và để bày tỏ mong ước đối với hạnh phúc của ai đó.
Ví dụ:
Look in the mirror before you drive off.
(Hãy nhìn vào gương trước khi lái xe đi.)
Please do not lean out of the window.
(Xin đừng ngả người ra ngoài cửa sổ.)
Tell him you're not free this morning.
(Nói với anh ta sáng nay cậu không có rảnh.)
Try again - you nearly did it.
(Thử lại lần nữa nào, anh gần làm được rồi.)
Have some more tea.
(Uống thêm chút trà nào.)
Enjoy your holiday.
(Hãy tận hưởng kỳ nghỉ của bạn nhé.)
Một câu mệnh lệnh được theo sau bởi and hoặc or có nghĩa giống như trong câu với mệnh đề if (if-clause).
Ví dụ:
Walk down our street any day and you'll see kids playing. (= If you walk...)
(Nếu anh đi xuống đường khu chúng tôi ở bất kỳ ngày nào, anh sẽ thấy lũ trẻ đang vui chơi.)
Shut up or I'll lose my temper. (= If you don't shut up...)
(Nếu anh không thôi đi, tôi sẽ không giữ được bình tĩnh nữa.)
Don't do that again or you'll be in trouble.
(Nếu cậu làm thế một lần nữa, cậu sẽ gặp rắc rối đấy.)
2. Mệnh lệnh thức mang tính chất nhấn mạnh
Khi muốn nhấn mạnh một yêu cầu nào đó, chúng ta thêm do trước động từ nguyên thể trong câu mệnh lệnh.
Ví dụ:
Do sit down.
(Hãy ngồi xuống.)
Do be more careful.
(Nhớ cẩn thận hơn.)
Do forgive me.
(Hãy tha thứ cho anh.)
3. Mệnh lệnh bị động
Chúng ta thường sử dụng cấu trúc get + past participle để bảo ai đó sắp xếp điều gì làm cho họ.
Ví dụ:
Get vaccinated as soon as you can.
(Hãy tiêm vắc-xin sớm nhất có thể.)
4. Dùng do(n't) be
Mặc dù do thường không được dùng như một trợ động từ cho be, nhưng điều đó lại được sử dụng trong câu mệnh lệnh phủ định.
Ví dụ:
Don't be silly.
(Đừng có khờ vậy chứ.)
Do be có thể bắt đầu một câu mệnh lệnh mang tính chất nhấn mạnh.
Ví dụ:
Do be quite!
(Hãy yên lặng nào!)
5. Sử dụng thể mệnh lệnh có chủ ngữ đi kèm
Trong câu mệnh lệnh thường không có một chủ ngữ đi kèm nhưng chúng ta vẫn có thể dùng một danh từ hoặc một đại từ để chỉ ra rõ người mà chúng ta muốn nói đến.
Ví dụ:
Mary come here - everybody else stay where you are.
(Mary tới đây - những người khác ở nguyên vị trí.)
Somebody answer the phone.
(Ai đó nghe điện thoại đi.)
Relax, everybody.
(Thoải mái nào mọi người.)
You ở đầu câu mệnh lệnh nhấn mạnh sự thuyết thục hay giận dữ.
Ví dụ:
You just sit down and relax for a bit.
(Bạn hãy ngồi xuống và thư giãn 1 chút đi.)
6. Dùng với câu hỏi đuôi (tag question)
Sau câu mệnh lệnh, câu hỏi đuôi thường được dùng đó là will you?, would you?, can you? và could you?
Ví dụ:
Give me a hand, will you?
(Giúp tôi một tay được không?)
Wait here for a minute, would you?
(Chờ ở đây một chút được không?)
Get me something to drink, can you?
(Lấy gì đó cho tôi uống được không?)
Can't you và won't you mang tính chất nhấn mạnh hơn.
Ví dụ:
Be quiet, can't you?
(Yên lặng đi được không?)
Sit down, won't you?
(Ngồi xuống đi được chứ?)
Will you được dùng sau câu mệnh lệnh phủ định.
Ví dụ:
Don't tell anybody, will you?
(Đừng nói cho ai biết được chứ?)
7. Thứ tự từ với always và never
Always và never thường đứng trước động từ ở câu mệnh lệnh.
Ví dụ:
Always remember what I told you.
(Luôn nhớ những gì tôi nói với anh.)
KHÔNG DÙNG: Remember always...
Never speak to me like that again.
(Đừng bao giờ nói kiểu đó với tôi một lần nữa.)
8. Dùng với Let
Trong tiếng Anh không có dạng mệnh lệnh ở ngôi thứ nhất (nói "tôi" hay "chúng ta" nên làm gì) hoặc dạng mệnh lệnh ở ngôi thứ 3 (dùng cho người khác, không phải người nghe). Vì vậy để diễn đạt điều đó chúng ta thường sử dụng một cấu trúc với let.
Ví dụ:
Let me see. Do I need to go shopping today?
(Để tôi xem nào. Tôi có cần đi mua sắm hôm nay không?)
Let's go home.
(Về nhà thôi)
Let him wait.
(Cứ để anh ta chờ.)
Bài học trước:
Cách dùng Immediately, The moment và một số liên từ khác Phân biệt ill và sick Cách dùng If only Cách dùng If I were you Một số từ có thể thay thế If trong câuHọc thêm Tiếng Anh trên TiếngAnh123.Com
Luyện Thi TOEIC Học Phát Âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài Luyện Thi B1 Tiếng Anh Trẻ Em