Hiện tượng tỉnh lược từ khi đứng sau trợ động từ

1. Dùng trợ động từ thay cho cả cụm động từ
- Chúng ta có thể tránh lặp từ bằng cách sử dụng trợ động từ thay thế cho cả cụm động từ khi câu đã rõ nghĩa. Khi đó các trợ động từ thường được nhấn mạnh và thường không dùng dạng rút gọn, ngoại trừ trong câu phủ định.
Ví dụ:
Get up. ~ I am /æm/. (Hãy dậy đi. ~ Con dậy đây.) = I am getting up. 
He said he'd write, but he hasn't. (Cậu ấy nói cậu ấy sẽ viết thư, nhưng lại không viết.) = He said he'd write, but he hasn't written.
I'll come and see you when I can. (Tớ sẽ đến thăm cậu khi tớ có thể.) = I'll come and see you when I can come and see you.
Shall I tell him what I think? ~ I wouldn't if I were you. (Tớ có nên nói cho anh ấy những gì tớ nghĩ? ~ Tớ sẽ không nói nếu tớ là cậu.)

- Ta có thể dùng do để thay thế khi không có trợ động từ khác.
I may come to London. I'll phone you if I do. (Tớ có thể sẽ đi London. Tớ sẽ gọi cho cậu nếu tớ có đi.)
He said he would arrive before seven, and he did. (Anh ấy nói anh ấy sẽ đến trước 7h, và anh ấy đúng là đã đến trước 7h.)

- Ta có thể lược bỏ cả các từ khác và cả phần còn lại của cụm động từ.
Ví dụ:
I can't see you today, but I can tomorrow. (Tớ không thể gặp cậu hôm nay, nhưng tớ có thể gặp cậu vào ngày mai.)
= I can't see you today, but I can see you tomorrow.
I've forgetten the address. ~ I have too. (Tớ quên mất địa chỉ rồi. ~ Tớ cũng thế.)
You're not trying very hard. ~ I am. (Cậu không thực sự cố gắng gì cả. ~ Tớ đang cố gắng mà.)
You wouldn't have won if I hadn't help you. ~Yes, I would. (Cậu sẽ không thắng được nếu như không có tớ giúp. ~ Có chứ, tớ sẽ thắng.)

- Ta cũng dùng dạng lược bỏ này sau behave khi chúng không phải là trợ động từ.
Ví dụ:
I'm tired. ~ I am too. (Tớ mệt quá. ~ Tớ cũng thế.)
Who's the driver? ~ I am. (Ai lái xe thế? ~ Tớ.)
Who has a dictionary? ~ I have. (Có ai có từ điển không? ~ Tớ có.)

2. Lược bỏ trong câu các câu trả lời ngắn gọn
Dạng tỉnh lược từ thường được dùng trong các câu trả lời ngắn, câu hỏi hồi đáp và câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
Have you finished? Yes, I have. (Cậu đã xong chưa? ~ Tớ xong rồi.)
I can whistle through my fingers. ~ Can you, dear? (Tớ có thể huýt sáo qua các kẽ ngón tay. ~ Thật ư?)
You don't want to buy a car, do you? (Cậu không muốn mua xe, đúng không?)

3. Trong các cấu trúc câu đồng tình
Dạng tỉnh lược cũng thường được dùng sau so, neither, nor. Lưu ý trật tự các từ trong câu.
Ví dụ:
I've forgetten the address. ~So have I. (Tớ quên mất địa chỉ rồi. ~ Tớ cũng thế.)
She doesn't like olives, and neither do I. (Cô ấy không thích quả oliu, và tớ cũng thế.)

4. Hiện tượng tỉnh lược trước 1 mệnh đề đầy đủ
Thông thường, ta thường dùng phép tỉnh lược cho cụm được nhắc lại đứng phía sau, tuy nhiên đôi khi có thể ngược lại, lược bỏ cụm đứng trước, đặc biệt khi câu bắt đầu với if.
Ví dụ:
If you can, send me a postcard when you arrive. (Nếu có thể thì hãy gửi bưu thiếp cho tớ khi cậu đến nhé.)
If you could, I'd like you to help me this evening. (Nếu có thể, tớ muốn nhờ cậu giúp tối nay.)
If you prefer, we can go tomorrow instead. (Nếu cậu muốn, thay vào đó chúng ta có thể đi vào ngày mai.)

5. Khi có nhiều hơn 1 trợ động từ
Khi có nhiều hơn 1 trợ động từ, ta thường dùng phép tỉnh lược sau trợ động từ đầu tiên.
Ví dụ:
You wouldn't have enjoyed the film. ~ Yes, I would. (Cậu sẽ không thích bộ phim đó đâu. ~ Có, tớ thích mà.) = Yes, I would have enjoyed the film.

Tuy nhiên, cũng có thể dùng nhiều trợ động từ. Trợ động từ đầu tiên thường được nhấn mạnh.
Ví dụ:
Could you have been dreaming? ~ I suppose I could/COULD have/ COULD have been. (Có phải cậu đang mơ không đấy? ~ Cũng có thể là thế.)

- Ta có thể dùng thêm trợ động từ thứ 2, nếu như trước đó nó ở dạng thức khác.
Ví dụ:
I think Mary should be told. ~ She has been. (Tớ nghĩ là nên nói với Mary. ~ Cô ấy được nói cho biết rồi.)
Tự nhiên hơn so với: She has.

- Ta cũng dùng thêm trợ động từ thứ hai, nếu như có sự thay đổi so với trợ động từ thứ nhất.
Ví dụ:
Mary should be told. ~ She must be. (Nên nói cho Mary biết. ~ Phải nói cho cô ấy biết.)
Tự nhiên hơn so với: She must.

6. Động từ thay thế do
Trong tiếng Anh Anh, thay vì lược bỏ động từ chính sau trợ động từ, ta có thể dùng do để thay thế.
Ví dụ:
Do you think he'll phone? ~ He might do. (Cậu có nghĩ là anh ấy sẽ gọi không? ~ Có thể anh ấy sẽ gọi.)
 

Tại sao lại học tiếng Anh trên website TiengAnh123.Com?

TiengAnh123.Com là website học tiếng Anh online hàng đầu tại Việt Nam với hơn 1 triệu người học hàng tháng. Với hàng ngàn bài học bằng video và bài tập về tất cả các kỹ năng như phát âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, Ngữ pháp tiếng Anh cơ bảnnâng cao, Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người mất gốc etc... website TiếngAnh123.Com sẽ là địa chỉ tin cậy cho người học tiếng Anh từ trẻ em, học sinh phổ thông, sinh viên và người đi làm.

×