Cách dùng cấu trúc Be + to infinitive
1. Khi nói về dự định, kế hoạch
- Chúng ta thường dùng cấu trúc này trong văn phong trang trọng để nói về những dự định, kế hoạch chính thức.
Ví dụ:
The President is to visit Nigeria next month. (Tổng thống sẽ tới thăm Nigeria vào tháng tới.)
We are to get a 10 per cent wage rise in June. (Chúng ta sẽ được tăng 10% lương vào tháng Sáu.)
I felt nervous because I was soon to leave home for the first time. (Tớ đã rất lo lắng vì tớ sắp phải rời xa nhà lần đầu tiên.)
- Có thể dùng dạng nguyên mẫu hoàn thành để diễn đạt những hành động đã được lên kế hoạch trước nhưng không xảy ra.
Ví dụ:
I was to have started work last week, but I changed my mind. (Tôi đã định sẽ bắt đầu công việc vào tuần trước, nhưng tôi lại đổi ý.)
2. Khi nói về những hành động đã được an bài
Cấu trúc này cũng được dùng để nói về những hành động được an bài, theo định mệnh là sẽ xảy ra trong tương lai.
Ví dụ:
I thought we were saying goodbye forever. But we were to meet again, many years later, under very strange circumstances. (Tôi cứ tưởng chúng tôi sẽ phải nói lời chia ly mãi mãi. Nhưng chúng tôi đã được an bài là sẽ gặp lại nhau, nhiều năm sau đó, trong những tình huống vô cùng lạ lùng.)
3. Dùng trong câu điều kiện
Cấu trúc này thường được dùng trong mệnh đề if khi mệnh đề chính diễn đạt một tiền điều kiện: Một điều phải xảy ra trước nếu muốn một điều khác xảy ra. (Nếu muốn... thì phải..)
Ví dụ:
If we are to get there by lunchtime we had better hurry. (Nếu chúng ta muốn tới được đó trước bữa trưa thì chúng ta phải nhanh lên.)
He knew he would have to work hard if he was to pass the exam. (Anh ấy biết mình cần phải học hành chăm chỉ nếu anh ấy muốn qua được kỳ thi.)
4. Dùng để diễn đạt mệnh lệnh
Chúng ta cũng dùng cấu trúc này để đưa ra mệnh lệnh, thường dùng khi cha mẹ nói với con cái.
Ví dụ:
You are to do your homework before you watch TV. (Con phải làm bài tập trước khi xem TV.)
She can go to the party, but she's not to be back late. (Cô ấy có thể đến bữa tiệc, nhưng cô ấy không được phép về trễ.)
5. Cấu trúc be + dạng bị động của động từ nguyên thể có to (passive infinitive)
-Cấu trúc này có dạng thức như sau:
am/are/is (not) + to + be + quá khứ phân từ (past participle)
-Cấu trúc này thường được dùng trong các thông báo và bản hướng dẫn.
Ví dụ:
This cover is not to be removed. (Không được bỏ lớp vỏ chắn đi.)
-Đôi khi chỉ cần sử dụng dạng bị động của động từ nguyên thể có to (passive infinitive).
Ví dụ:
To be taken three times a day after meals. (Uống 3 lần 1 ngày sau ăn) => in trên vỏ hộp thuốc.
-Các cách diễn đạt phổ biến khác với dạng bị động của động từ nguyên thể có to (passive infinitive) là:
There's nothing to be done. (Chẳng có gì để làm cả.)
She was nowhere to be found. (Không thể tìm được cô ấy ở đâu cả.)
I looked out of the window, but there was nothing to be seen. (Tớ nhìn ra cửa sổ, nhưng chẳng có gì để ngắm hết.)
6. Các thì phù hợp
Lưu ý rằng cấu trúc này chỉ được dùng ở các thì hiện tại và quá khứ.
KHÔNG DÙNG someone has been to go somewhere hay someone will/must be to go somewhere.
Cũng không dùng dạng phân từ như being to go.
Bài học trước:
Be khi đi với trợ động từ Do Dạng tiếp diễn của động từ be Phân biệt Bath và Bathe Phân biệt Back và Again Phân biệt Wake, Waken, Awake, AwakenHọc thêm Tiếng Anh trên TiếngAnh123.Com
Luyện Thi TOEIC Học Phát Âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài Luyện Thi B1 Tiếng Anh Trẻ Em